Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
33340

Cảnh báo về nguy cơ hành xử văn hóa “lai căng”, “bội tình”

 

Từ năm 2015, báo Tuổi trẻ đã có bài viết luận bàn về ý tứ của Trịnh Công Sơn trong ca khúc Gia tài của mẹ, được sáng tác trong năm đầu chiến tranh chống Mỹ, nằm trong dòng nhạc “phản chiến”, bất bình thời cuộc của giới trẻ miền Nam thể hiện qua hai câu hát: “Gia tài của mẹ, một bọn lai căng/Gia tài của mẹ, một lũ bội tình”. Bối cảnh thời bấy giờ xã hội miền Nam dưới cai trị của ngụy quyền đã bị “lai căng hóa trong nhân sinh quan lẫn thế giới quan” khi sản sinh lớp người chạy theo lối sống thực dụng, hưởng thụ, phản bội lợi ích dân tộc làm méo mó bản chất, văn hóa người Việt

Liên hệ đến xã hội ngày nay, bài báo cảnh báo về nguy cơ ảnh hưởng, chạy theo xu hướng văn hóa Tây phương thiếu chọn lọc với đánh giá “Ngày nay, dưới áp lực khủng khiếp từ sức mạnh mềm và cứng của văn minh phương Tây, thế hệ trẻ còn khó đứng vững hơn nhiều và các biểu hiện của lai căng xuất hiện nhan nhản trong đời sống, văn hóa và thấm sâu vào thế giới quan của nhiều người”, tiêu biểu một số hiện tượng như:

“Người ta than khóc cho 120 nạn nhân của cuộc tấn công khủng bố Paris mà không nhớ gì đến 240 người Nga vừa chết vì khủng bố trước đó, hay nhiều chục nạn nhân chết vì máy bay Mỹ ném bom “nhầm” tại một bệnh viện của Tổ chức Thầy thuốc không biên giới ở Afghanistan hay hàng trăm nạn nhân chết trong các cuộc tấn công ở Mali, ở Thổ Nhĩ Kỳ, ở Nigeria và hàng triệu người chết từ các cuộc chiến ở Iraq, Syria…

Người ta tôn sùng sự minh bạch và liêm chính của nền kinh tế Mỹ, giới kinh doanh Mỹ mà quên mất chính những chiêu trò thổi bong bóng của giới này góp phần chính trong cuộc sụp đổ kinh tế toàn cầu từ năm 2008 đến nay cũng chưa thoát ra được. Người ta cho rằng nước Mỹ là mẫu hình chuẩn của dân chủ, của xóa nhòa giai cấp… và dường như phương Tây có lời giải cho mọi vấn đề của nhân loại. Chúng ta thử xem có đúng?”

Bài báo đã đề cập đến chính người Mỹ đang lo lắng, đấu tranh cho “những giá trị đang khủng hoảng” qua việc dân biểu Paul Ryan được bầu làm chủ tịch Quốc hội Mỹ. Ông chỉ mới 45 tuổi và từng là ứng viên phó tổng thống cho cuộc tranh cử hồi năm 2012. Bài phát biểu nhận chức vụ của ông đã nói thẳng “The House is broken” (Quốc hội đang gãy đổ, tê liệt). Cụ thể là qua trích dẫn:

“Nhân dân Mỹ nhìn vào DC (chỉ thủ đô Mỹ) chỉ thấy toàn là “chaos” (lộn xộn, xáo trộn). Chúng ta phải thay đổi, phải làm đúng để tạo cảm hứng mới cho nhân dân. Ai theo dõi chính trị Mỹ đều biết rõ thực trạng này, lưỡng đảng của Mỹ ngày càng “partisan” (tính đảng phái quá nặng, đối kháng làm tê liệt nhau). Người ta nói rằng thể chế Mỹ đã không còn “work” (không còn hoạt động được nữa).

Tổng thống Mỹ lúc này được gọi là “lame duck” (chú vịt què) vì thường ở vài năm cuối của nhiệm kỳ ông ta hoàn toàn bất lực, ai cũng biết ông sẽ ra đi và những gì ông làm sẽ chẳng bao giờ thành tựu. Tất cả ứng viên tổng thống Cộng hòa trong đợt tranh cử hiện nay đều dọa rằng sẽ xét lại và xóa bỏ nhiều thành tựu của ông Obama ngay ngày đầu tiên ngồi vào tòa Nhà Trắng, kể cả Obamacare…

Còn nói về một xã hội hài hòa phi giai cấp, ta cần chú ý đến hai gương mặt lớn của cánh tả đang chi phối chính trị Anh và Mỹ – cái nôi của văn minh phương Tây. Tại Anh, thắng lợi vang dội của nghị sĩ Jeremy Corby vào chức chủ tịch Đảng Lao động, chính thức trở thành lãnh đạo đối lập tại nghị viện Anh đã chỉ ra vấn đề giai cấp tiếp tục ngự trị xã hội Anh.

Ông này là một nhà xã hội dân chủ (Democracy Socialist) luôn đấu tranh chống bất bình đẳng và đói nghèo tại Anh, ủng hộ tái quốc hữu hóa các dịch vụ công và ngành đường sắt, bãi bỏ học phí đại học, chống giới nhà giàu lách thuế, chống can thiệp vũ trang vào Iraq và Trung Đông, ủng hộ nhân dân Palestine… Ông ta đi làm ở nghị viện bằng xe đạp và không hát quốc ca “God save the queen”…

Còn ở Mỹ, thượng nghị sĩ Bernie Sanders, đứng thứ hai trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng của Đảng Dân chủ, đang rất được mến mộ. Ông cũng là một nhà xã hội dân chủ luôn đấu tranh chống bất bình đẳng xã hội.

Trong những cuộc tranh luận giữa các ứng viên tổng thống, ông kêu gọi thẳng “…phải giành lại chính quyền từ tay nhà giàu”. Trong phát biểu loan báo tham dự cuộc chạy đua vào Nhà Trắng, ông nói: “Tôi không tin rằng người Mỹ đã chiến đấu nhằm tạo ra nền dân chủ Mỹ là để các tỉ phú nắm hết tiến trình chính trị như hiện nay”. Ông than rằng đây là đất nước có tù nhân nhiều nhất thế giới, rất nhiều người không có bảo hiểm y tế, nhiều gia đình không thể đưa con vào đại học, một định chế phân biệt chủng tộc…”

Như vậy, xem ra người dân ở cái rốn của phương Tây ít thần tượng họ hơn là chúng ta!

Bài báo kêu gọi cần “hội nhập một cách có tự trọng”:phải chăng chúng ta khi tham dự toàn cầu hóa phải chống lại những cám dỗ quá mức, phải chọn lọc trong tiếp thu, phải quan tâm đến sự khác biệt vì không chỉ có văn minh phương Tây là ưu việt, và cần nhớ rằng đừng nhìn mọi thứ trên thế gian này bằng con mắt của phương Tây dù hiện chúng ta đã “ăn Tây, mặc Tây, đọc Tây, đi Tây”, để cho Gia tài của mẹ không “lai căng, vọng ngoại”, không “bội tình” với đất nước, với lịch sử”.

Liên quan đến tranh cãi xung quanh ca khúc “Gia tài của mẹ” của Trịnh Công Sơn, còn nhiều tranh cãi xung quanh câu từ “20 năm nội chiến từng ngày” đang được truyền thông của những thế lực chống Việt Nam tung hứng, lợi dụng, xuyên tạc quan điểm của Trịnh Công Sơn về cuộc chiến tranh chống Mỹ và kích động dân chúng Việt Nam vốn đa phần phản ứng vì cho rằng nói không đúng bản chất cuộc xâm lược của Mỹ. Tuy nhiên, được biết Trịnh Công Sơn sáng tạc ca khúc này vào khoảng thời gian 1967 trong tập dòng nhạc phản chiến Ca khúc Da Vàng – thời điểm chưa đủ để nhận vơ rằng nhạc sỹ nói về cuộc chiến tranh chống Mỹ này là “20 năm nội chiến”, vậy nên hậu thế chưa đủ để đánh giá về góc nhìn của cố nhạc sĩ, nhưng điều rất rõ ràng rằng, ông phản đối chiến tranh, phản đối sự xâm lược của Mỹ, phản đối xu hướng lai căng, bội tình của những kẻ theo Mỹ thời điểm đó – điều mà giới chống cộng, dân chửi không hề thích thú. Do vậy, ca khúc “nhạy cảm” này chưa được cấp phép để biểu diễn, có lẽ xuất phát từ câu hát “20 năm nội chiến từng ngày” dễ gây phản ứng với đại đa số dân chúng nói trên.

Nhìn vào sự nghiệp sáng tác của Trịnh Công Sơn, không phải tự dưng mà nhiều tổ chức cờ vàng đã tẩy chay, cho rằng ông là “văn nô”, 2 lý do của họ là:

1.Ngay sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Trịnh Công Sơn công khai lên đài phát thanh Sài Gòn kêu gọi các nghệ sĩ ca nhạc hát bài “Nối vòng tay lớn” để mừng chiến thắng của cộng sản Việt Nam cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam.

Vào ngày 30/04/1975, thời điểm miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, Trịnh Công Sơn đa lên Đài phát thanh Sài Gòn hát bài “Nối vòng tay lớn” (bài hát kêu gọi và nói về ước mơ hòa hợp dân tộc hai miền Nam Bắc mà ông viết từ năm 1968). Cũng chính ông là người trưa ngày 30/4 đã đứng lên phát biểu trực tiếp trên đài phát thanh Sài Gòn sau lời tuyên bố đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh và kêu gọi: “Hôm nay là ngày mơ ước của tất cả chúng ta… Ngày mà chúng ta giải phóng hoàn toàn đất nước Việt Nam này… Những điều mơ ước của các bạn bấy lâu là độc lập, tự do, và thống nhất thì hôm nay chúng ta đã đạt được tất cả kết quả đó… Hôm nay tôi yêu cầu các văn nghệ sĩ cách mạng miền Nam Việt Nam, các bạn trẻ và Chính phủ Cách mạng lâm thời xem những kẻ ra đi là những kẻ phản bội đất nước… Chính phủ Cách mạng lâm thời đến đây với thái độ hòa giải, tốt đẹp. Chúng ta không có lý do gì để sợ hãi mà ra đi cả. Đây là cơ hội duy nhất và đẹp đẽ nhất để đất nước Việt Nam được thống nhất và độc lập. Thống nhất và độc lập là những điều chúng ta mơ ước suốt mấy chục năm nay. Tôi xin tất cả các bạn, thân hữu và cũng như những người chưa quen của tôi xin ở lại và kết hợp chặt chẽ với Ủy ban Cách mạng lâm thời để góp tiếng nói xây dựng miền Nam Việt Nam này…”

Sáng tác của ông như “nối vòng tay lớn” thực sự chứng tỏ, khao khát sâu thẳm của Trịnh Công Sơn đó chính là chấm dứt chiến tranh, non sông trả về một dải gấm hoa và hòa hợp dân tộc.

Rừng núi giang tay nối lại biển xa

Ta đi vòng tay lớn mãi để nối sơn hà

Mặt đất bao la anh em ta về gặp nhau

Mừng như bão cát quay cuồng trời rộng

Bàn tay ta nắm

Nối tròn một vòng Việt Nam!

Phải chăng chính bởi vì điều này mà bè lũ tàn dư của Ngụy quyền Sài Gòn căm thù Trịnh Công Sơn, luôn tìm cách sỉ nhục và tẩy chay Trịnh mỗi khi có thể.

Còn nhớ vào ngày 21/03/2008, khi hay tin có chương trình âm nhạc tri ân/vinh danh Trịnh Công Sơn, cộng đồng ba que ở California đồng loạt kêu gọi biểu tình, tẩy chay Trịnh Công Sơn: “Là một sự phản kháng mạnh mẽ của tập thể người Việt tị nạn cộng sản đối với những âm mưu vinh danh Trịnh Công Sơn, một tên cộng sản nằm vùng tiếp tay với cộng sản Hà Nội và phản bội công cuộc tranh đấu của đồng bào miền Nam Việt Nam”.

Từ Houston, bang Texas, ngày 22/03 Tổng hội cựu Chiến sĩ Quân lực Việt Nam Cộng hoà trong một thông báo đã đưa ra nhận định “Trịnh Công Sơn là văn nô của cộng sản Việt Nam”. Vì lẽ đó, trình diễn ca nhạc Trịnh Công Sơn là tuyên vận, ru ngủ tinh thần đấu tranh chống Cộng của cộng đồng Người Việt Quốc gia tị nạn tại hải ngoại. Lý do họ đưa ra như sau.

2. Sau năm 1975, Trịnh Công Sơn đã được chính quyền cộng sản Việt Nam đề cao, nâng đỡ, cung cấp nhà cửa và cho xuất ngoại qua Nga Xô, viết nhạc “Ánh sáng Mạc Tư Khoa” để ca ngợi Lenin và xã hội chủ nghĩa cộng sản quốc tế. Trịnh Công Sơn công khai viết trên tờ Sài Gòn Giải phóng tiết lộ đã vào mật khu Việt cộng để tiếp xúc công tác với Mặt trận Giải phóng miền Nam trong thời gian chiến tranh Việt Nam.

Con người chẳng ai hoàn hảo cả, hầu như ai cũng đã từng có lúc nhận định đánh sai lầm về một vấn đề nào đó. Tuy nhiên, điều quan trọng là trong sâu thẳm họ suy nghĩ như thế nào và họ đã từng làm được những gì cho dân tộc, cho đất nước – đó mới là điều quan trọng. Trịnh Công Sơn thực sự nghĩ gì về công cuộc 20 năm trường chinh gian khó của dân tộc, có lẽ chính ông mới rõ. Song trên hết, tinh thần và giá trị của các nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn để lại cho dân tộc Việt Nam là hết sức to lớn. Minh chứng rõ ràng nhất, đó là ca khúc “Nối vòng tay lớn” vẫn luôn là bài ca mở đầu hay kết thúc cho nhiều buổi hội họp lớn nhỏ.

Càng lợi dụng ca khúc “Gia tài của mẹ” của Trịnh Công Sơn, lợi dụng việc hát ca khúc có thể nằm trong ý đồ “phòng thân” của Khánh Ly và sự việc Nhà tổ chức bị phạt này, truyền thông dân chủ càng bất lợi, chứ không phải chính quyền Việt Nam vô tình quảng bá cho ca khúc như họ ảo tưởng.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *