Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
42694

Cảnh báo chiêu trò lợi dụng vụ SCB cố tạo khủng hoảng của băng đảng Việt tân

 

Mỗi lần xã hội Việt Nam xuất hiện một tình huống tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng, những kẻ nhân danh, đội lốt “đấu tranh dân chủ nhân quyền cho Việt Nam” trên mạng thường không giúp đỡ người dân. Thay vào đó, họ kích động người dân hành động hành động liều lĩnh bất chấp thiệt hại mà mình có thể gây ra cho bản thân và xã hội. Họ làm thế để kéo dài và nhân rộng khủng hoảng, từ đó gây hỗn loạn, nhằm tạo thời cơ để kích động biểu tình, bạo loạn chống chế độ. Hành xử của băng đảng Việt Tân trong vụ việc tại ngân hàng SCB gần đây là ví dụ mới nhất.

Cụ thể, theo tường thuật của VnExpress, trong mấy ngày qua, nhiều người dân đã tố cáo rằng “nhân viên ngân hàng đã mượn uy tín của nhà băng để chào mời họ mua trái phiếu một cách sai lệch và thiếu trung thực. Nhiều người mua trái phiếu trong bối cảnh chung sau khi vừa tất toán sổ tiết kiệm, được giao dịch viên tư vấn chuyển qua loại sản phẩm mới.

Một số khách hàng lớn tuổi của SCB cho biết nhân viên nhà băng lợi dụng sự thiếu hiểu biết của họ, mời chào chuyển sang sản phẩm “Tiết kiệm linh hoạt rút gốc 31 ngày dưới dạng trái phiếu”. Thậm chí, nhân viên còn tư vấn đây là sản phẩm ưu đãi dành cho khách hàng lâu năm, có rủi ro rất thấp vì doanh nghiệp nằm trong hệ sinh thái với ngân hàng. Nghe theo lời nhân viên, nhiều người lớn tuổi đã chuyển toàn bộ tiền tiết kiệm tuổi già chuyển qua “loại sản phẩm mới” này.

Sau khi đồng ý, nhiều khách hàng ký vào tờ uỷ nhiệm và ra về. Họ không hề được tiếp cận tới bất kỳ tài liệu nào liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp, cho tới gần chục ngày sau mới nhận được hợp đồng đầy đủ.

Theo nhiều người dân tại cuộc họp với lãnh đạo SCB, nhà băng giữ bản hợp đồng này hơn chục ngày mới trả nên khách hàng hoàn toàn không có cơ hội đọc kỹ cũng như huỷ hợp đồng trong 3 ngày từ lúc chuyển tiền mua theo quy định. Trên hợp đồng trái phiếu, mã số nhân viên tư vấn cũng thể hiện là một người khác, hoàn toàn không phải là nhân viên ngân hàng đã cung cấp thông tin cho họ.”

Bức xúc trước lối làm việc của SCB và những thiệt hại mà mình có thể sẽ phải chịu đựng, nhiều khách hàng đã tụ tập trước trụ sở của SCB, để yêu cầu lãnh đạo ngân hàng này trực tiếp trao đổi với họ. Nhân đó, hôm 10/11/2022, fanpage của đảng Việt Tân đã ồ ạt đăng các clip quay lại diễn biến này, và kêu gọi người dân Việt Nam nhanh chóng rút tiền khỏi tất cả các ngân hàng, trước khi các ngân hàng “phá sản” giống như SCB đang “phá sản”. Khi đăng bài như vậy, Việt Tân đã áp dụng một lối tuyên truyền bịp bợm, vì một mặt, khách hàng SCB bức xúc vì một nghi án lừa đảo mua trái phiếu thay vì một vấn đề liên quan đến tiền gửi, mặt khác, các ngân hàng còn lại ở Việt Nam chưa hề gặp những vấn đề pháp lý mà SCB đã gặp phải trong hơn một tháng qua. Nếu người dân hành động nóng vội, đồng loạt rút tiền theo ý Việt Tân, thì SCB mới có nguy cơ phá sản và khiến tất cả các bên chịu thiệt.

Rõ ràng, sau vụ án bắt Trương Mỹ Lan và đồng bọn, Ngân hàng Nhà nước đã vào cuộc kịp thời, đã nhanh chóng đưa SCB vào diện kiểm soát đặc biệt, tăng cường nhân sự giám sát, đảm bảo quyền lợi người gửi tiền, không để người gửi tiền chịu thiệt hại. Còn những người đầu tư trái phiếu, giống như vụ Tân Hoàng Minh, hoàn toàn nên bình tĩnh, kiến nghị đến cơ quan điều tra hoặc tính toán đến khiếu kiện dân sự với những trụ sở hoặc nhân viên SCB tư vấn có dấu hiệu lừa đảo hoặc chờ kết quả điều tra, xử lý từ phía công an, chắc chắn tài sản những cá nhân đã bị phong tỏa, khi kết thúc điều tra, sẽ sử dụng để bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư

Đây không phải là lần đầu tiên những kẻ đội lốt đấu tranh dân chủ này tìm cách làm khủng hoảng lan rộng phục vụ mưu đồ đen tối. Năm 2020, khi dịch COVID-19 mới bùng phát tại Việt Nam, tay sai Việt tân Nguyễn Văn Đài đã tung tin rằng nền kinh tế Việt Nam sắp sụp đổ, rồi hô hào người dân mua tích trữ nhu yếu phẩm và rút hết tiền khỏi ngân hàng để mua ngoại tệ. May mà không ai nghe Đài, khiến những điều Đài nói không xảy ra, chứ nếu người dân làm theo, thì xã hội đã loạn vì hàng hóa thiếu hụt.

Trở lại với câu chuyện SCB, từ hai ngày trước khi Việt Tân kêu gọi người dân rút tiền, lãnh đạo Tp. HCM đã yêu cầu SCB phải đối thoại với người mua trái phiếu. Việt Tân chẳng hề nhắc đến những can thiệp này, để tạo ấn tượng rằng tình hình đã rất hỗn loạn và nhà nước đang bỏ mặc người dân. Lối làm chính trị này của những kẻ nhân danh “đấu tranh dân chủ” là hại nước hại dân chứ không phải yêu nước và giải phóng người dân. Dã tâm của những kẻ ru rú ngồi ở nước ngoài rồi biến người dân thành tốt thí cho tham vọng của mình thật không thể chấp nhận.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *