Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
34739

Bức tường đá đen ở Mỹ: Ký ức đau thương vì những sai lầm chính trị!

 

Hiếm khi BBC đăng bài viết nói về tình cảnh lính Mỹ tham chiến ở Việt Nam bị lạnh nhạt ra sao ở nước Mỹ, tiết lộ sự thật, “xã hội Hoa Kỳ trong những năm của thập niên 1970 không trân trọng những người lính đã từng qua Việt Nam chiến đấu” và thừa nhận cuộc chiến tranh xâm lược này “ghi dấu thất bại lần đầu tiên của Hoa Kỳ khi tham chiến ở nước ngoài. Cuộc chiến Việt Nam đã làm chia rẽ nội tình nước Mỹ sâu đậm”. Ngày 11/11 được xem là Ngày cựu binh Hoa Kỳ, BBC đã đăng bài của Bùi Văn Phú (BVP), kẻ chạy “tỵ nạn cộng sản”, khi Miền Nam được hoàn toàn giải phóng, 1975 đất nước thống nhất, ghi lại một phần hiện thực của bức tường đá đen, nhưng không quên lồng ghép trong đó ca tụng những người lính Mỹ đến reo rắc hàng tấn bom đạn trên quê hương họ thay cho chính người dân Mỹ một thời từng xem nhẹ những người lính này kèm theo oán trách “Chưa thấy một nhà ngoại giao Việt Nam nào mang hoa đến viếng Bức tường Đá đen”!

Blogger Bắc Hà bình phẩm rằng, nhờ bài viết của Bùi Văn Phú mà ông mới biết sự thật rằng dư luận và xã hội Hoa Kỳ trong những năm của thập niên 1970 không trân trọng những người lính đã từng qua Việt Nam chiến đấu.

“Lính Mỹ khi đó đến Việt Nam trong vai trò cố vấn. Sau Hiệp định Genève 1954 Việt Nam bị chia đôi từ vĩ tuyến 17. Ở miền Bắc theo thể chế cộng sản và miền Nam theo chế độ tự do. Đến tháng 3, 1965 có những đơn vị Thuỷ quân Lục chiến đổ bộ lên bãi biển Đà Nẵng, trực tiếp tham gia chiến đấu cho đến cuối tháng 3 năm 1973 thì quân đội Mỹ rút khỏi Việt Nam theo Hiệp định Paris 1973.

“Sáng 29 tháng 4, 1975 chính phủ Việt Nam Cộng hoà chính thức yêu cầu Hoa Kỳ rút hết người Mỹ ra khỏi Việt Nam”. Một tài khoản viết: Hoàn toàn không có chuyện đó. Những người Mỹ cuối cùng đã rời Miền Nam bằng máy bay lên thẳng từ trên nóc Đại sứ quán Hoa Kỳ. Cho đến nay những thước phim về cuộc di tản “ hiện đại” này thỉnh thoảng vẫn được chiếu lại.

BVP viết: “Với sự sụp đổ của Việt Nam Cộng hoà-một quốc gia được Hoa Kỳ hỗ trợ trong 20 năm, ghi dấu thất bại lần đầu tiên của Hoa Kỳ khi tham chiến ở nước ngoài. Cuộc chiến Việt Nam đã làm chia rẽ nội tình nước Mỹ sâu đậm.

Đã có 2 triệu 700 nghìn lính Mỹ phục vụ tại Việt Nam, gần 60 nghìn bỏ mạng và hàng trăm nghìn bị thương mà khi họ trở về đã không được chào đón hay tri ân như cựu chiến binh của các cuộc chiến trước đó.

Về chuyện xây dựng bức tường đá đen…BVP kể “Không quên những đồng đội đã hy sinh, Jan C. Scruggs và một số cựu chiến binh từ chiến trường Việt Nam đứng ra thành lập The Vietnam Veterans Memorial Fund (Quỹ tưởng nhớ cựu chiến binh Việt Nam) vào năm 1979…Việc chính là vận động quốc hội cho khu đất, còn tất cả kinh phí xây dựng do tư nhân đóng góp.

Về thiết kế: “Một cuộc thi mô hình tượng đài được tổ chức và đã có 1422 đồ án gửi về tham gia. Kết quả với mô hình của chị Maya Lin được chọn. Bức tường này được xem là Mô hình Vietnam Veterans (tạm dịch là:Tưởng nhớ cựu chiến binh Việt Nam) Tượng đài do Maya Lin thiết kế không theo truyền thống của các tượng đài về chiến tranh với hình ảnh người lính chiến đấu đặt trên bục cao như thường thấy.

Khi vận động tranh cử tổng thống vào mùa hè 1980, cựu Thống đốc California Ronald Reagan trong bài nói chuyện với cựu chiến binh tại Hội nghị Veteran’s of Foreign Wars ngày 18/8/1980 đã tuyên bố rằng việc Hoa Kỳ can thiệp vào Việt Nam là chính nghĩa. Nhiều tài khoản viết rằng: Ronald Reagan vẫn giữ tư duy cổ hủ của kẻ xâm lược.

Bức tường đá được xếp thành hình chữ V. Hai phiến đá cao nhất là tâm điểm của đáy chữ V, trên đầu tấm bên trái ghi niên biểu 1959 là thời điểm người lính Mỹ đầu tiên tử trận, và phiến đá bên phải, hàng cuối ghi năm 1975 là thời điểm tên người lính Mỹ cuối cùng bỏ mình trong chiến tranh Việt Nam.

Đến nay, Veterans Day đã trở thành một ngày lịch sử của Hoa Kỳ. Được biết mỗi năm có khoảng 3 triệu du khách đến thăm nơi này. “Đã có nhiều người Việt tị nạn cộng sản, nhiều hội đoàn người Việt tại Hoa Kỳ đến đây để tưởng nhớ, bày tỏ lòng biết ơn những người lính Mỹ đến giúp Việt Nam và đã hy sinh để họ có được một giai đoạn sống trong tự do” (SIC). Một tài khoản cho rằng: Đây là một sự nhầm lẫn lớn về chính trị-Những người lính Mỹ tử trận ở Việt Nam vì họ bị lừa dối. Như mọi người đều biết ở Hoa Kỳ đã diễn ra “ Hội chứng chiến tranh Việt Nam”…Nhiều binh lính Mỹ đã hối hận về việc họ dã tàn sát nhiều thường dân Việt Nam.

Blogger Bắc Hà bình phẩm: Những người lĩnh Mỹ tham chiến ở Việt Nam họ đáng thương chứ không phải đáng được trân trọng. Đây cũng có thể là lý do vì sao “Chưa thấy một nhà ngoại giao Việt Nam nào mang hoa đến viếng ở Bức tường Đá đen”…Tuy nhiên theo Văn hóa Việt Nam thì người sống vẫn cầu mong người chết được thanh thản nơi suối vàng.

Việc Bùi Văn Phú cho rằng “Bức tường Đá đen là nơi người dân Mỹ tìm đến để làm lành, hàn gắn những đau thương, đổ vỡ do cuộc chiến gây ra. Đến để chạm tay vào tên người thân, bạn bè để tri ân những người đã hy sinh vì tổ quốc, đã bị nhiều bình luận của người Việt nêu câu hỏi: Tổ quốc nào? Tổ quốc của ai? Có tài khoản viết rằng Bùi Văn Phú là kẻ bán nước và tổ quốc của Y là Hoa Kỳ, là đồng Đôla.

Bùi Văn Phú đã sai lầm lớn về chính trị và ngôn ngữ. Việt Nam-Hoa Kỳ là 2 lực lượng chính trị đối lập: Hoa Kỳ là kẻ xâm lược…Việt Nam chấp nhận bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ không có nghĩa Việt Nam cần/phải “ hòa giải” với Hoa kỳ. Còn nhớ trong tiệc chiêu đãi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Bộ Ngoại giao Mỹ tối ngày 7/7/2015 (do Phó Tổng thống Mỹ Joe Binden) chủ trì, sau khi đọc diễn văn hoan nghênh Tổng bí thư Việt Nam, ông Binden đã “lẩy” hai câu Kiều để nói về mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ sau 20 năm chính thực bình thường hóa (1995 – 2015):

“Trời còn để có hôm nay,

Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời”

Hai câu Kiều mà ông Phó Tổng thống Joe Binden “lẩy” rất phù hợp với quan hệ Mỹ – Việt sau 20 năm bình thương hóa.

Tư duy chính trị của Việt Nam sau chiến tranh lạnh đã thay đổi căn bản. Tiêu chí để xác định: Bạn-Thù, Địch-Ta, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết. Nghị quyết số 28-NQ/TW, ngày 25-10-2013, “Về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” đã đưa ra quan điểm về “đối tác” và “đối tượng”. Theo đó “Những ai tôn trọng độc lập chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác bình đẳng cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác; bất kể lực lượng nào có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu cách mạng Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều là đối tượng đấu tranh của Việt Nam.

Hơn nữa quan hệ Việt Nam- Hoa Kỳ đã thay đổi cơ bản. Hai nước đã trở thành đối tác chiến lược của nhau. Song điều này không có nghĩa có thể làm thay đổi lịch sử. Hoa Kỳ xâm lược Việt Nam, đã gây ra không biết bao nhiêu đau thương cho dân tộc Việt Nam…song quan điểm của Việt Nam là: Không quên quá khứ – Hướng tới tương lai.

Thiết nghĩ: Bức tường đá đen không chỉ là là ký ức đau thương mà còn là một bài học đắt giá cho những sai lầm chính trị của những lãnh đạo Hoa Kỳ thời kỳ chiến tranh Việt Nam./.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *