Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
41393

Bôi đen triển vọng kinh tế, xuyên tạc các hoạt động đối ngoại bất chấp thực tiễn?

Kết thúc chuyến đi của Thủ tướng Phạm Minh Chính sang Mỹ dự Hội nghị ở Liên hợp quốc; sau đó là Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp tục sang Mỹ dự Tuần lễ Diễn đàn cấp cao APEC, ngòi bút lươn lẹo của thành phần chống phá lại xiên xỏ cho rằng, “sau khi đi cầu xin viện trợ không thành”, ông Thưởng phải quay lại phương Đông – đất nước mặt trời mọc; còn ông Chính phải bay đến các quốc gia Hồi giáo trong khối Ả-rập để tiếp tục “van nài”, nhưng rồi “thu về chỉ là số 0 mà thôi”; do vậy nền kinh tế Việt Nam vẫn đang ảm đạm?!

Trước hết, họ cố tình lờ đi thực tế rằng, những chuyến công tác này thường phải được lên kế hoạch cả năm rồi, gắn với các Hội nghị quốc tế hoặc sự kiện trọng đại ngoại giao song phương, không phairr là sự việc được quyết định chóng váng, bất ngờ để xiên xỏ.

Thứ hai, họ cố tình lờ đi những thông tin mà chính báo chí phương Tây đã đăng tải khá tỉ mỉ về sự đón tiếp trân trọng và nồng hậu của Thủ tướng Nhật Bản và của Nhà vua; theo đó là hàng loạt các hiệp định đầu tư, thương mại, các dự án công-nông nghiệp, giao thông… đã được ký giữa các ngành của hai nước với sự chứng kiến của hai thủ tướng Việt Nam và Nhật Bản. Việt Nam đánh giá cao tình cảm của Chính phủ Nhật Bản khi vẫn khẳng định tiếp tục khoản viện trợ ODA giúp Việt Nam xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng. Bên lề cuộc gặp gỡ, một Bộ trưởng phía Nhật Bản tâm sự rằng, “khi nước chúng tôi gặp tai họa về sóng thần, các bạn Việt Nam dù còn nhiều khó khăn vẫn quyên góp tiền của giúp những người ở vùng gặp nạn. Vậy có lẽ nào khi chúng ta nâng tầm quan hệ lên mức đối tác chiến lược toàn diện, ta lại không tăng cường hợp tác giúp đỡ nhau vì lợi ích của cả hai nước, hai dân tộc?”.

Thứ ba, chính báo chí phương Tây đánh giá tích cực và đầy triển vọng về nền kinh tế Việt Nam, trái ngược với luận điệu bi quan, bôi đen kiểu như trên, chẳng hạn: Theo trang investmentmonitor.ai (Mỹ): trong 10 tháng đầu năm 2023, vốn FDI vào Việt Nam là 15,2 tỉ USD cho 2.608 dự án FDI mới, tập trung nhiều vào cơ sở hạ tầng. Còn trang fitchratings.com (Mỹ) ngày 30/11/2023 nhận định, môi trường kinh doanh ngân hàng Việt Nam sẽ tiếp tục thuận lợi trong vài năm tới nhờ nền kinh tế tăng trưởng mạnh, theo đó đảm bảo hồ sơ tín dụng độc lập các ngân hàng. Rủi ro tín dụng và thanh khoản liên quan đến lĩnh vực bất động sản tiếp tục giảm dù tình hình vẫn chưa ổn định. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trở thành một trong những ngân hàng trung ương đầu tiên tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương cắt giảm lãi suất và điều chỉnh chính sách tiền tệ cũng như thực hiện hàng loạt chính sách mang tính quyết định khác nhằm hạn chế rủi ro suy thoái cho nền kinh tế và lĩnh vực ngân hàng. Khi dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ đạt hơn 6% trong năm 2024 và 2025 khi nhu cầu toàn cầu phục hồi và tình hình trong nước bớt khó khăn.

Tình hình tài chính của các ngân hàng vẫn ổn định bất chấp những thách thức này. Lãi suất tiền gửi và lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh, theo đó hỗ trợ biên lãi ròng của các ngân hàng mà Fitch dự kiến sẽ tăng trong 2024 nhờ tăng trưởng cho vay phục hồi. Tỉ lệ nợ xấu tăng mạnh trong chín tháng đầu năm 2023, nhưng rủi ro về chất lượng tài sản cơ bản đã ổn định. Dự phòng tín dụng tích lũy trong vài năm qua đã ngăn chặn chi phí tín dụng tăng mạnh giúp các ngân hàng duy trì các chỉ số sinh lời cao mà Fitch dự đoán vẫn tiếp diễn trong thời gian tới.

Theo trang Maritimefairtrade.org (Singapore) 30/11, giai đoạn phục hồi của ngành logictics bắt đầu từ quý 3/2023 với những chỉ dấu ấn đáng chú ý. Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình phục hồi, song song với sự phục hồi dần dần của các hoạt động thương mại quốc tế. Kim ngạch xuất khẩu, vốn là chỉ dấu phản ánh đà phục hồi tích cực, đã bắt đầu phục hồi sau tháng 7/2023 và duy trì tốc độ tăng trưởng dương trong tháng 9 và 10/2023.

Số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam cho thấy, trong 10 tháng đầu năm 2023, vận tải hàng hóa tăng mạnh, ước đạt 1.888,3 triệu tấn. Đặc biệt, vận tải đường biển và đường bộ có tốc độ tăng trưởng cao nhất, lần lượt tăng 19,8% và 13,3% so với cùng kỳ năm 2022. Những số liệu này phản ánh và phục hồi tích cực của ngành logictics, trong đó vận tải đường biển và đường bộ đã trở thành động lực phục hồi quan trọng. Tính đến tháng 10/2023, Việt Nam có 296 cầu cảng trên toàn quốc, với các cầu cảng trải dài khoảng 107 km, tăng gấp năm lần kể từ năm 2000. Trong khi đó, vận tải đường bộ được thúc đẩy nhờ ngành thương mại điện tử non trẻ, chiếm khoảng 8,5% tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng. Trong 10 tháng đầu năm 2023, tốc độ tăng trưởng tăng 13,3%.

Theo dự báo mới nhất của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho năm 2024, tốc độ tăng trưởng GDP của các đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam là Mỹ, Trung Quốc và EU dự kiến lần lượt là 1,5%, 4,2% và 1,2%. Dù chưa phục hồi hoàn toàn nhưng đây là những chỉ dấu tích cực, nên tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam cũng được dự báo tích cực trong năm 2024.

Chi tiêu dùng dự kiến sẽ cải thiện và cuối năm 2023 và đầu năm 2024 trong bối cảnh lạm phát ở Mỹ và EU giảm mạnh. Kỳ nghỉ lễ cuối năm và Tết nguyên đán sắp tới sẽ thúc đẩy xuất khẩu dệt may, giày dép và nông sản.

Trong nước, GDP năm 2024 được dự báo ở mức 6,5% và lạm phát dự kiến sẽ ở trong khoảng từ 4-4,5%. Chính phủ đã ký kết 16 hiệp định thương mại song phương và đa phương và sẽ dự kiến sớm ký thêm 3 hiệp định nữa. Đây sẽ là một động lực nữa cho ngành logictics…

Họ thường lên án “sự tô vẽ”, hoặc “thiếu trung thực của báo chí Việt Nam khi đề cập bức tranh kinh tế xã hội”, thì những thông tin nêu trên đều từ báo chí phương Tây, sao họ tránh né đề cập, tự suy tự diễn theo hướng bi kịch hóa? Một điều cần lưu ý là, có được những thành quả ấy trước hết là do nội lực Việt Nam, chứ đâu phải ông Thưởng, ông Chính mới sang Mỹ cách đây hơn tháng, thì lập tức kinh tế Việt Nam có những chuyển biến nhảy vọt sau mấy ngày đêm?

Có thể thấy, trong số những người cầm bút chống lại Nhà nước và nhân dân Việt Nam, có người phải trông cậy vào đồng tiền bẩn của Việt Tân và một số tổ chức phản động quốc tế, nhưng “để tồn tại”, “để có công ăn việc làm” nuôi sống bản thân, hãy vắt tay lên trán nghĩ “mẹo bịa đặt” thế nào để không quá trơ trẽn và lố bịch như vậy chứ?!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *