Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
20130

Bảo vệ người chưa thành niên trên không gian mạng

Không gian mạng và các tiện ích của không gian mạng đã và đang phát triển với tốc độ nhanh chóng chưa từng có trong lịch sử. Tuy nhiên với tính đặc thù, không gian mạng rất khó để kiểm soát và tiềm ẩn nhiều rủi ro gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống con người, nhất là giới trẻ.

Theo báo cáo của UNICEF, thế giới có khoảng 2,2 tỷ người dưới 18 tuổi  và người chưa thành niên, trẻ em đang thành nhóm đối tượng dễ tổn thương nhất trên không gian mạng. Vấn đề sử dụng internet, công cụ trực tuyến để tấn công, lạm dụng tình dục người chưa thành niên, tình dục trẻ em đang trở thành vấn nạn không chỉ của bất kỳ một quốc gia nào mà đó là cuộc chiến của tất cả các quốc gia trên thế giới.

 

Ở Việt Nam hiện nay, pháp luật về bảo vệ quyền cho người chưa thành niên, trẻ em đã được quan tâm xây dựng tương đối đồng bộ. Đặc biệt là pháp luật về bảo vệ quyền cho người chưa thành niên, trẻ em trên không gian mạng đã được quy định ở các văn bản Luật và dưới luật gồm: Luật Công nghệ thông tin ngày 29/6/2006; Luật An toàn thông tin mạng ngày 19/11/2015; Luật Trẻ em ngày 05/4/2016; Luật tiếp cận thông tin ngày 6/4/2016; Luật An ninh mạng ngày 12/6/2018; Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em.

Ngày 01/6/2021 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 830/QĐ-TTg phê duyệt chương trình “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh trên không gian mạng giai đoạn 2021-2025”; ngày 30/7/2021 Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ký Quyết định số 1123/QĐ-BTTTT ban hành Kế hoạch triển khai quyết định số 830/QĐ-TTg ngày 01/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh trên không gian mạng giai đoạn 2021-2025”.

Tuy nhiên việc rà soát, hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền cho người chưa thành niên trên không gian mạng cần được tiếp tục tiến hành mạnh mẽ và đòi hỏi có sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành và toàn xã hội.

Theo báo cáo của UNICEF, thế giới có khoảng 2,2 tỷ người dưới 18 tuổi và người chưa thành niên, trẻ em đang thành nhóm đối tượng dễ tổn thương nhất trên không gian mạng.

Cụ thể, với việc bảo vệ bí mât riêng tư và thông tin cá nhân của người chưa thành niên, hiện nay Nghị định 56/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em đã có các quy định trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng (chương V), trong đó Điều 36 có quy định Các biện pháp bảo vệ thông tin bí mật đời sống riêng tư cho trẻ em trên môi trường mạng, cụ thể:

       1. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng và cá nhân khi đưa thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em lên mạng phải có sự đồng ý của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên; có trách nhiệm bảo đảm an toàn thông tin của trẻ em.

  1. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng phải sử dụng các biện pháp, công cụ bảo đảm an toàn về thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em, các thông điệp cảnh báo nguy cơ khi trẻ em cung cấp, thay đổi thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em.
  2. Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên và cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ trẻ em theo quy định của pháp luật có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ và cá nhân tham gia hoạt động trên môi trường mạng xóa bỏ các thông tin bí mật đời sng riêng tư của trẻ em để bảo đảm sự an toàn và lợi ích tốt nhất của trẻ em.

Về bảo vệ người chưa thành niên khỏi văn hóa phẩm khiêu dâm, Điều 326 Bộ luật hình sự năm 2015 có quy định “Người nào làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có nội dung khiêu dâm, đồi trụy hoặc hành vi khác truyền bá vật phẩm đồi trụy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

– Dữ liệu được số hóa có dung lượng từ 01 gigabyte (GB) đến dưới 05 gigabyte (GB);

– Ảnh có số lượng từ 100 ảnh đến dưới 200 ảnh;

– Sách in, báo in hoặc vật phẩm khác có số lượng từ 50 đơn vị đến dưới 100 đơn vị;

– Phổ biến cho từ 10 người đến 20 người;

– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

 

Căn cứ “Bảo vệ trẻ em” (khoản 1, Điều 4 Luật Trẻ em), “môi trường mạng” (Điều 4 Luật Công nghệ thông tin 2006), có thể hiểu thuật ngữ Bảo vệ trẻ em trên không gian mạng (bảo vệ người chưa thành niên trên không gian mạng) là việc thực hiện các biện pháp và hành động phù hợp để bảo đảm người chưa thành niên,trẻ em được sử dụng không gian mạng an toàn, lành mạnh; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm hại và bắt nạt người chưa thành niên, trẻ em trên không gian mạng; hướng dẫn và hỗ trợngười chưa thành niên, trẻ em tiếp cận được các thông tin hữu ích và có tính giáo dục trên không gian mạng; trợ giúp người chưa thành niên, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt qua không gian mạng.

 

G.Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *