Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
119141

Đừng lợi dụng việc Mỹ chưa công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường để phủ nhận thành tựu phát triển kinh tế của Việt Nam

 

Lợi dụng, khai thác phát biểu của dân biểu Mỹ thiếu thiện chí với Việt Nam Christ Smith khi kêu gọi chính quyền Mỹ không cấp quy chế kinh tế thị trường đối với Việt Nam đã xuyên tạc “kinh tế của Việt Nam không phải là kinh tế thị trường, nó bị Đảng Cộng sản Việt Nam bóp méo và nếu Mỹ công nhận kinh tế thị trường thì sẽ rất lố bịch; Việt Nam có thành tích thất bại và đó là vì sao Mỹ cần đứng về phía người dân hay vì Nhà nước”, các thành phần, trang tin điện tử chống phá chế độ được dịp tung hứng cho rằng Việt Nam đang phụ thuộc nhiều vào đầu tư và nhập khẩu của Trung Quốc và nhiều nước khác, vu cáo kinh tế Việt Nam “ốm yếu, đứng không vững”! , thể hiện quan điểm ủng hộ Mỹ và các nước không công nhận kinh tế thị trường ở Việt Nam.

Việc Mỹ chưa công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam vừa làm ảnh hưởng đến quan hệ kinh tế, thương mại, vừa gây tổn hại lợi ích thiết thực của doanh nghiệp và người dân hai nước. Trong khi trong thời gian qua, các cơ quan, doanh nghiệp Việt Nam đã cung cấp nhiều tài liệu, hồ sơ cho Bộ Thương mại Mỹ để khẳng định kinh tế Việt Nam đã đáp ứng đầy đủ 6 tiêu chí kinh tế thị trường. Nhiều hiệp hội, doanh nghiệp, chuyên gia quốc tế ủng hộ kinh tế thị trường Việt Nam, như luật sư Eric Emerson từ Công ty luật Steptoe LLP có trụ sở tại Washington (Mỹ). Đến nay, đã có 73 quốc gia công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường  (trong đó có nhiều nền kinh tế lớn như Canada, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Vương quốc Anh…); nhiều tổ chức quốc tế đều ghi nhận những bước tiến vượt bậc của kinh tế Việt Nam. Ta đã lên tiếng, nhấn mạnh tinh thần quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, đề nghị Mỹ tiếp tục thực hiện cam kết phối hợp rộng rãi, mạnh mẽ, có tính xây dựng, sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường  của Việt Nam, để thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại hai nước phát triển ổn định, bảo đảm lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và người dân.

Công cuộc đổi mới của Việt Nam từ năm 1986 đến nay đã giải phóng mạnh mẽ sức sản xuất xã hội, thúc đẩy kinh tế của Việt Nam tăng trưởng vượt bậc. Qua gần 40 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên các lĩnh vực; đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển; kinh tế tăng trưởng ổn định, đời sống người dân được cải thiện không ngừng. GDP bình quân đầu người tăng 58 lần, lên mức khoảng 4.300 đôla Mỹ năm 2023. Năm 2023, GDP Việt Nam đạt 430 tỷ USD, tăng 5,05% so với năm 2022. Quy mô GDP được mở rộng liên tục, năm 2023 đạt khoảng 430 tỷ đôla Mỹ, trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 trong ASEAN và thứ 35 trong 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Thị trường xuất khẩu của Việt Nam được mở rộng đến 230 quốc gia, vùng lãnh thổ, kim ngạch xuất khẩu tăng trên 10%/năm. Năm 2022, xuất khẩu đạt khoảng 371,5 tỷ USD, tăng 10,5% so với năm 2021; là lần đầu tiên kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt Nam lập kỷ lục mới, vượt mốc 730 tỷ USD, lọt tốp 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế. Thứ hạng của Việt Nam trong tất cả bảng xếp hạng quan trọng của quốc tế đều được cải thiện. Chỉ số về trình độ phát triển của thị trường Việt Nam tăng 12 bậc so với năm 2020 (từ vị trí thứ 34 lên vị trí thứ 22). Đến nay, ta đã có quan hệ ngoại giao với 189/193 quốc gia thành viên Liên Hợp quốc, có quan hệ Đối tác chiến lược và Đối tác toàn diện với 30 nước; quan hệ thương mại với trên 220 đối tác; đã tham gia 16 hiệp định FTA với hơn 60 đối tác.

Thực tiễn phát triển nền kinh tế thị trường  định hướng XHCN ở Việt Nam đã hội đủ các yếu tố của nền kinh tế thị trường  hiện đại theo các chuẩn quốc tế. Việt Nam đã chứng minh hiệu quả hoạt động nền kinh tế thị trường  của mình trên các yếu tố còn tốt hơn nhiều nền kinh tế đã được áp dụng quy chế kinh tế thị trường . Là chính khách, học giả có nhiều năm gắn bó với Việt Nam, Ted Osius (cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam) – Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Mỹ-ASEAN đánh giá: “Việt Nam đã là nền kinh tế thị trường  rồi. Việt Nam đáp ứng tốt các tiêu chí quan trọng như khả năng chuyển đổi của tiền tệ và sẵn sàng để được công nhận một cách chính xác. Doanh nghiệp Mỹ đầu tư mạnh tay vào Việt Nam vì nhận thấy tiềm năng tăng trưởng của nền kinh tế này”. Trong chuyến đi Mỹ tháng 9/2024 vừa qua của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, nhiều doanh nghiệp Mỹ tiếp tục bày tỏ mong muốn được đầu tư vào thị trường Việt Nam, như Công ty SpaceX của Elon Musk bày tỏ mong muốn đầu tư 1,5 tỷ USD, đề nghị sự hỗ trợ từ phía chính quyền Việt Nam. Không chỉ SpaceX, nhiều công ty Mỹ khác cũng mong muốn đầu tư vào Việt Nam như AES, Pacifico Energy và Google. Nhiều công ty Mỹ và Việt Nam đã ký các biên bản ghi nhớ (MoU) hợp tác trên nhiều lĩnh vực, nổi bật biên bản về chuyển giao công nghệ năng lượng giữa PVN và công ty Kellogg Brown & Root; hợp tác về khí thiên nhiên hóa lỏng giữa đơn vị PTSC của PVN và Excelerate Energy; hợp tác phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) và trung tâm dữ liệu giữa tập đoàn Sovico và công ty Supermicro chuyên về phần cứng máy chủ. Vietjet đã ký một thỏa thuận hợp tác trị giá 1,1 tỷ USD với công ty Honeywell Aerospace Technologies chuyên về sản xuất động cơ máy bay. Nhiều chuyên gia kinh tế đánh giá, Việt Nam có nhiều tiềm năng và đủ sức cạnh tranh trong nhiều ngành để thu hút nhà đầu tư.

Những thành tựu to lớn đó khẳng định hiệu lực, hiệu quả của nền kinh tế thị trường Việt Nam, không kẻ nào có thể xuyên tạc. Còn vì ý đồ chính trị, vì mục tiêu đen tối nào đó mà một bộ phận chính trị gia Mỹ chưa công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường thì không phải đồng nghĩa, mượn có đó để phủ nhận thành quả kinh tế, xã hội mà Việt Nam đạt được gần 40 năm qua

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *