Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
26520

Bàn về “trào lưu” ca tụng Mỹ bảo vệ nhân quyền thế giới năm 2022 của làng zân chủ

Trong “trào lưu” ra loạt bài tổng kết cuối năm, giới zân chủ đang không ngừng ca ngợi ơn mưa móc của nước Mỹ đối với nhân quyền và nhắm vào phê phán Nga, Trung Quốc “tội đồ” vi phạm nhân quyền của thế giới. Chẳng hạn, Việt Tân viết rằng trong năm qua, Mỹ đã tích cực bảo trợ cho nhân quyền bằng cách cung cấp vũ khí cho Ukraine đối đầu với Nga và Đài Loan đối đầu với Trung Quốc. Nhưng có một điểm cần làm rõ: Mỹ làm thế để thu vén lợi ích địa chính trị cho mình, hay để “bảo vệ nhân quyền”?

Trước hết, để thấy điều này, hãy nhìn lại vụ Mỹ rút quân khỏi Afghanistan hồi năm ngoái.

Tháng 02/2020, Mỹ bất ngờ tuyên bố rằng họ sẽ rút quân khỏi Afghanistan, sau khi thỏa thuận ngừng bắn với lực lượng Taliban mà họ từng gọi là khủng bố. Khi kỳ hạn rút quân đến gần vào tháng 08/2021, quân đội Afghanistan – mà Mỹ từng chi những 73 tỉ USD để đào tạo và trang bị – đã nhanh chóng tan rã và bỏ chạy dù chưa giao chiến với Taliban. Hầu hết vũ khí và trang thiết bị mà Mỹ trang bị cho quân đội Afghanistan đã rơi vào tay Taliban. Sự sụp đổ chóng vánh của chính quyền Afghanistan sau khi Mỹ tuyên bố kết thúc cuộc chiến tranh tại nước này, cùng những cáo buộc tham nhũng thường nhắm vào quan chức Afghanistan, đã khiến dư luận thế giới bật ngửa. Họ nhận ra rằng đó không phải là chính quyền dân chủ của Afghanistan như Mỹ tuyên bố, đó chỉ là một bộ máy tay sai do Mỹ dựng lên ở nước này mà thôi. Nhìn cảnh quan chức tham nhũng và cảnh quân lính vứt súng chạy trốn, nhiều tờ báo đã ví chính quyền Afghanistan với chính quyền Việt Nam Cộng hòa, khiến các nhà zân chủ không khỏi xót xa. Một chính quyền như vậy hẳn nhiên không phải là đồng minh bảo vệ nhân quyền của Mỹ, họ chỉ là lính đánh thuê của Mỹ.

Nhưng chuyện không chỉ có vậy. Nước Mỹ đã bị dư luận thế giới phê phán vì rút quân quá vội vã và vô điều kiện, không hề đảm bảo cho các quyền con người cơ bản tiếp tục tồn tại ở Afghanistan. Sau khi chính quyền Afghanistan sụp đổ, Taliban đã tước đoạt hầu hết quyền học hành, quyền sống bình đẳng của phụ nữ Afghanistan. Khi bị các phóng viên chất vấn về điều này, giới chức Mỹ đã một mực phủ nhận trách nhiệm, điều đó cho thấy họ không hề quá bận tâm đến nhân quyền như các nhà zân chủđang tâng bốc.

Mới đây, giới chức Mỹ còn mượn chuyện Ukraine để bao biện cho sự vô trách nhiệm của mình ở Afghanistan. Trong cuộc họp báo cuối năm hôm 22/12, một phóng viên đã nêu việc Mỹ rút quân khỏi Afghanistan để phản bác một tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, rằng Mỹ đã giữ quan hệ rất bền chặt và trách nhiệm với các đồng minh và đối tác. Đáp lại, ông Blinken chống chế: “Nếu chúng tôi vẫn ở Afghanistan, tôi nghĩ, điều đó sẽ khiến sự hỗ trợ của chúng tôi cho các nước và cho Ukraina chống lại Nga phức tạp hơn nhiều”. Thỏa thuận rút quân của Mỹ được ký kết từ năm 2020, sao có thể lấy chuyện Ukraine của năm 2022 ra chống chế như thế?

Thứ hai, việc Mỹ phớt lờ phán quyết của cơ chế WTO khi bị một số nước khởi kiện Mỹ vi phạm cam kết thương mại tự do, phớt lờ Nghị quyết yêu cầu dừng chính sách bao vây cấm vận Cuba của Liên Hợp quốc, buộc các nước đồng minh Châu Âu từ chối dầu khí Nga và nhập khẩu từ Mỹ với giá cắt cổ khiến các đồng minh của Mỹ la rên, tố cáo trong bất lực, bất bình,…đủ khiến cho thế giới ngao ngán, đồng minh “thức tỉnh”, lên án Mỹ đặt lợi ích kinh tế cao hơn giá trị nhân quyền, đồng minh chiến lược.

Thứ ba, nhìn vào cuộc bạo loạn tòa nhà Quốc hội phản đối kết quả bầu cử, các cuộc biểu tình khắp đất nước chống nạn phân biệt chủng tộc với người da đen và da màu, chính sách thay đổi liên miên đẩy người di cư “lên thớt”, “tự do” súng đạn cướp đi hàng trăm ngàn tính mạng người dân và trẻ em, số lượng tù nhân, số lượng vụ bắt bớ trên tỷ lệ dân cư ở Mỹ vẫn ở đỉnh cao nhất của thế giới và tình trạng giam giữ không xét xử vẫn tràn lan trong các nhà tù.…của nước Mỹ đã cho thấy, năm 2022 thực sự là năm đỉnh điểm thảm họa nhân quyền đối với người dân Mỹ.

Nhìn lại thông điệp tuyên truyền vào dịp cuối năm của giới zân chủ – rằng Mỹ đã tích cực bảo trợ cho nhân quyền bằng cách cung cấp vũ khí cho Ukraine đối đầu với Nga và Đài Loan đối đầu với Trung Quốc – nói lên khá nhiều điều về họ. Trước hết, mức độ lệ thuộc của họ vào Mỹ thể hiện ngay qua việc họ lặp lại y nguyên lối tuyên truyền của Bộ Ngoại giao Mỹ, như thể họ là một cái loa phóng thanh phát lại. Tiếp đó, nó thể hiện qua mức độ quỵ lụy của họ. Họ đã quên vụ Mỹ bỏ rơi Afghanistan năm ngoái, cùng vụ Mỹ bỏ rơi Việt Nam Cộng hòa mà nó gợi lại, phớt lờ cách Mỹ đối xử với đồng minh Châu Âu lạnh giá để cun cút khen Mỹ là đồng minh tốt như thể chưa có chuyện gì xảy ra. Họ nhịn nhục thật là tài. Hoặc cũng có thể họ đã bị dồn vào đường cùng, không nhịn nhục dể nương nhờ Mỹ thì cũng chẳng còn cách nào khác.

Đối với giới zân chủ, lối đưa tin này thực ra cũng có phần có hại. Nó ru ngủ họ khỏi một thực tế lồ lộ, rằng nước Mỹ đã gần như bỏ rơi họ trong suốt mấy năm qua. Mỹ đang có quan hệ rất tốt với nhà nước Việt Nam, và nhân quyền chẳng hề cản trở quan hệ này. Thành ra những bài bênh Mỹ của Việt Tân có khi chẳng chống được ai, ngoài chống lại chính họ.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *