Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
312212

Bàn về cái gọi là “Chính trị đu dây” của Tiếng Dân

 

Lợi dụng Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tham dự Diễn đàn Cấp cao Hợp tác Quốc tế Vành đai và Con đường tại Trung Quốc từ ngày 17 – 20/10/2023, với cách nhìn thiển cận, mang tính phiến diện, cực đoan, trên trang Facebook Tiếng dân, Lâm Bình Duy Nhiên xuyên tạc Việt Nam đang thực hiện : “Chính trị đu dây”, vừa nâng cấp quan hệ với Mỹ, vừa “phụ thuộc” Trung Quốc và vừa phải “lấy lòng Putin”, rồi tham dự Diễn đàn Vành đai và Con đường là “phục vụ cho tham vọng bành trướng của Bắc Kinh trong một thế giới bị áp đảo bởi Mỹ và phương Tây”, toàn những quốc gia “chậm phát triển” khiến “Ý, quốc gia tiến bộ duy nhất tham gia vào dự án này, có ý định muốn rút lui” , rồi “Lãnh đạo cộng sản Việt Nam thừa biết dã tâm của Trung Quốc nhưng họ lại cố tình bám víu vào Bắc Kinh để bảo vệ sự tồn tại chính trị của họ” … Rõ ràng giọng điệu xách mé, bôi nhọ, xuyên tạc chính sách ngoại giao đa phương của Việt Nam.

Thứ nhất, sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI) là chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng toàn cầu do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra cách đây một thập kỷ nhằm kết nối châu Á với châu Phi và châu Âu thông qua các tuyến đường bộ và hàng hải. Sáng kiến này được đánh giá là tổ hợp siêu dự án cơ sở hạ tầng lớn nhất trong lịch sử nhân loại, cũng được coi là một phần quan trọng của “giấc mơ Trung Quốc”, Theo Sách Trắng về BRI do Trung Quốc công bố mới đây, tính đến nay, sáng kiến này đã thu hút sự tham gia của hơn 150 nước, tức hơn 3/4 quốc gia trên thế giới và hơn 30 tổ chức quốc tế. Các lĩnh vực hợp tác trải dài từ cơ sở hạ tầng đến công nghệ và thậm chí cả hợp tác trong lĩnh vực hàng hải và không gian vũ trụ. Tính đến cuối năm 2021, GDP của hơn 150 quốc gia ký thỏa thuận BRI với Trung Quốc là 20,03 nghìn tỷ USD, chiếm 23% GDP toàn cầu. Tổng dân số 3,68 tỷ người, chiếm 47% tổng dân số thế giới. Trong bối cảnh kinh tế thế giới suy giảm, chủ nghĩa bảo hộ gia tăng và toàn cầu hóa có biểu hiện chững lại thì rõ ràng, tham dự Diễn đàn này đem lại nhiều cơ hội cho Việt Nam, tại sao tham dự lại là “đu dây”, “lệ thuộc”?

Thứ hai, lợi ích chuyến công du này của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng có ý nghĩa hết sức quan trọng trên cả bình diện song phương và đa phương. Trên bình diện đa phương, trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm, các nước mong muốn tăng cường các liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu để thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế. Sự tham dự của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam đối với chủ nghĩa đa phương và sự chủ động tích cực trong việc tăng cường hợp tác và liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng sẽ cùng các Nhà lãnh đạo và đại diện của hơn 140 quốc gia và các tổ chức quốc tế trao đổi về những nội dung và chủ đề quan trọng được coi là động lực mới của quá trình phục hồi kinh tế mỗi nước cũng như của nền kinh tế toàn cầu như Chuyển đổi Xanh, Chuyển đổi Số, Đổi mới Sáng tạo Số, Nông nghiệp Hiện đại, phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, khởi nghiệp…

Trên bình diện song phương, chuyến công tác lần này của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng được lãnh đạo hai nước hết sức coi trọng. Đây là hoạt động đối ngoại cấp cao trong năm kỷ niệm 15 năm quan hệ Đối tác Hợp tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam và Trung Quốc. Các cuộc gặp giữa Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng với lãnh đạo chủ chốt của Trung Quốc sẽ góp phần tăng cường tin cậy chính trị, duy trì đà quan hệ cũng như tạo ra những cơ hội hợp tác mới, đặc biệt sau rất nhiều các hoạt động cấp cao giữa hai nước nhất là chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Qua đó góp phần đưa quan hệ Đối tác Hợp tác chiến lược Toàn diện Việt Nam-Trung Quốc phát triển lành mạnh, ổn định và bền vững hơn trong thời gian tới.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới suy giảm, chủ nghĩa bảo hộ gia tăng và toàn cầu hóa có biểu hiện chững lại, sự tham dự của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tại Diễn đàn Cấp cao Hợp tác Quốc tế Vành đai và Con đường lần thứ 3 sẽ góp phần củng cố xu thế tăng cường liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu, đặc biệt khi Việt Nam là một quốc gia có độ mở kinh tế lớn. Các cuộc gặp giữa Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng với lãnh đạo chủ chốt của Trung Quốc cũng như các lãnh đạo quốc tế khác tham dự hội nghị sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác mới cho Việt Nam. Với Trung Quốc, hai bên sẽ trao đổi tiếp tục các biện pháp tăng cường giao lưu cấp cao và các cấp; thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư bền vững, cân bằng hơn trong thời gian tới; tăng cường hợp tác liên kết về hạ tầng, đây cũng sẽ tạo ra những định hướng hợp tác hết sức quan trọng cho các bộ, ngành, địa phương Việt Nam cùng phối hợp với các đối tác Trung Quốc để tiếp tục đưa quan hệ hai nước vào một giai đoạn mới, hợp tác thực chất và hiệu quả hơn.

Thứ ba, việc Mỹ và đồng minh phương Tây tẩy chay, chống phá Diễn đàn này là xuất phát từ lợi ích của họ khi phải đối đầu, canh tranh với Trung Quốc. Việt Nam không theo phe nào. Trung Quốc, Nga không cản phá được Việt Namcủng cố quan hệ với Mỹ và phương Tây, và ngược lại. Đấy là chiến lược ngoại giao khôn khéo, có tầm của Việt nam được quốc tế đánh giá cao.

Còn những kẻ khoác áo yêu nước, đấu tranh dân chủ, nhân quyền nhưng chà đạp lên lợi ích dân tộc, khư khư đòi Việt Nam “chọn bên”, “chọn phe”, không làm như họ muốn thì chụp mũ “đu dây”, “phụ thuộc”. Khôi hài và lố bích hết sức!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *