Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
17736

Việt Tân ngồi trên mây để viết về giáo dục Việt?

 

Các tổ chức chống cộng cờ vàng không hiểu tình hình thực tế ở Việt Nam, cũng không có một tầm nhìn rõ ràng về đường hướng phát triển cho đất nước. Thay vào đó, họ chỉ theo sát tình hình thời sự Việt Nam để dấy lên dư luận chống chế độ, đôi khi theo cách phản lại chính những lời họ từng nói trước đây. Điều này thể hiện rõ qua bài viết mang tựa đề “Giáo dục sẽ đi về đâu”, được đăng trên fanpage của đảng Việt Tân hôm 27/08.

Bài viết này đề cập đến một loạt vấn đề của giáo dục Việt Nam, như chất lượng sách giáo khoa, bạo lực học đường và giá trị của bằng cấp. Tuy nhiên, thay vì tìm hiểu sâu sát vấn đề để đưa ra những phân tích thấu đáo, tác giả của bài viết đã chỉ ghi lại những lời công kích nặng về cảm tính cá nhân. Nhiều dòng trong bài cho thấy dường như trước khi buông giọng phán xét, người viết đã chỉ đọc các tít báo, chứ không hề đọc nội dung.

Ví dụ tiêu biểu là đoạn trích dưới đây, trong đó tác giả phê phán việc Việt Nam ra mỗi năm một bộ sách giáo khoa mới:

“Lẽ ra sách giáo khoa là thứ căn bản, mang tính nền tảng của một hệ thống giáo dục. Nhưng mà nay thì nó loạn cào cào cả lên, khiến cho cả học sinh, phụ huynh và giáo viên đều khổ sở.

Việc mỗi năm ra một bộ mới là một trò làm tiền thô thiển. Sách của anh, chị để lại, em út trong nhà không thể dùng. Dưới chiêu trò “đổi mới giáo dục”, người ta cứ bắt dân è cổ ra mua mỗi năm một bộ hoàn toàn mới. Họ còn bán kiểu “bia kèm lạc”. Mua là phải trọn bộ, lẻ không bán. Dù trong đó có những cuốn không cần dùng đến.

Đối với những bộ sách giáo khoa có nội dung ổn định như trước kia, giáo viên gần như thuộc nằm lòng vì năm nào cũng đem ra dạy. Bây giờ sách mới ra lò, thầy cô cũng tiếp cận từ đầu như học sinh. Mà thầy cô chưa chắc đã nhanh nhạy như bọn trẻ, lắm cái cũng ú ớ. Thế thì họ dạy kiểu gì? Phải chăng mỗi tiết học là một cuộc dò dẫm cố cùng nhau nhồi nhét ba thứ nhăng cuội do tụi não phẳng ngồi phòng máy lạnh biên soạn ra?”

Đoạn trích trên cho thấy người viết và đảng Việt Tân không hề hiểu bản chất của vấn đề sách giáo khoa mới. Trong thực tế, sách giáo khoa mới xuất hiện ở Việt Nam hằng năm không phải vì Bộ Giáo dục đổi chương trình học, mà vì Bộ phê duyệt thêm những bộ sách giáo khoa mới xuất hiện, nhằm hiện thực hoá chính sách “một chương trình học, nhiều bộ sách giáo khoa”. Chẳng hạn, trong năm nay, Bộ Giáo dục đã phê duyệt thêm sách giáo khoa lớp 4, 8, 11 của bộ “Kết nối tri thức với cuộc sống” và bộ “Chân trời sáng tạo”. Hiện tượng này có bản chất khác hoàn toàn với việc đổi chương trình học, sửa sách giáo khoa của một bộ sách duy nhất, mà nhiều năm trước đây từng khiến phụ huynh than thở.

Trong thực tế, chính các tổ chức chống chế độ đã từng đòi thực hiện chính sách “một chương trình học, nhiều bộ sách giáo khoa”, trên danh nghĩa đòi tự do giáo dục và chống độc quyền sách. Những khẩu hiệu này đã xuất hiện lặp đi lặp lại trong các phát biểu của ông Nguyễn Quang A, tính từ năm 2008 cho đến một thập kỷ sau. Vậy khi chính phủ đáp ứng đòi hỏi đó, thì họ làm gì? Họ im lặng, và làm như giáo dục Việt Nam chưa từng đáp ứng các đòi hỏi cải cách. Giờ đây, họ quay ngoắt 180 độ và công kích sự xuất hiện của các bộ sách giáo khoa mới, bằng một giọng lưỡi khiến người đọc hiểu sai bản chất vấn đề và quên khuấy mặt tích cực của chính sách nhiều bộ sách giáo khoa. Nếu họ muốn nền giáo dục tự do hơn, có nhiều bộ sách để lựa chọn hơn, thì họ phải chấp nhận sự xuất hiện của những bộ sách mà giáo viên chưa “thuộc lòng” và học sinh không thể để lại cho em nhỏ học ở trường khác. Cái giá của tự do là như vậy. Giới chống cộng không quen được với cái giá, này, chẳng qua là vì họ chưa quen sống tự do, họ thờ Diệm, thờ Trump, thờ Mỹ như bố mẹ, và chỉ lợi dụng khẩu hiệu tự do để trả thù chế độ.

Vấn đề tương tự cũng hiện ra trong đoạn về bạo lực học đường trong bài viết:

“Bạo lực học đường không chỉ là việc học sinh tẩn nhau mà còn ở cách ứng xử của người dạy trước học trò của mình. Bất cứ những ai qua tuổi học trò đều ám ảnh với những cây thước của người đứng lớp. Nó vừa là giáo cụ, vừa là vũ khí trấn áp, sẵn sàn đe dọa bọn nhỏ để giữ trật tự lớp học.”

Những câu chuyện mà tác giả kể xảy ra trước đây bao nhiêu năm rồi? Ai theo dõi thời sự những năm gần đây, chắc đều biết giáo viên ngày càng sợ quát mắng, trách phạt học sinh, vì sợ bị học sinh quay clip đăng lên mạng, bị phụ huynh đến lớp dằn mặt…, dẫn đến bị đuổi việc. Trên mạng xã hội, không ít giáo viên còn than thở rằng học sinh ngày càng thiếu tôn trọng mình vì lẽ đó, và rằng việc sợ trách phạt học sinh sẽ khiến chất lượn giáo dục giảm đi. Môi trường giáo dục ở Việt Nam đã thay đổi rõ rệt, mà tác giả thì cứ sống như người trên mây, nhầm lẫn lung tung giữa chuyện quá khứ của mình với bức tranh hiện tại để công kích chế độ.

Và rồi tác giả viết như sau về giá trị của bằng cấp: “…cái chứng nhận đầu ra lại chả mang đến bất kỳ một sự tin tưởng nào. Ra trường đi làm kể như mới bắt đầu học hành. Bảng điểm vô nghĩa, bằng cấp vô nghĩa. Chúng chẳng thể chứng thực năng lực trước nhà tuyển dụng.”

Đến đây, người ta không thể không cảm thấy tác giả đang sống trên mây trên gió mà nói về chuyện ở Việt Nam. Hiện nay, hầu hết các nhà tuyển dụng hiện tại ở Việt Nam, kể cả doanh nghiệp và tổ chức nước ngoài, đều đòi hỏi nhân sự văn phòng có bằng đại học. Xu hướng này đã chỉ tăng lên khi tình hình kinh tế toàn cầu trở nên khó khăn. Đảng Việt Tân đang nói lơ mơ về một bức tranh thực tế mà họ không trải nghiệm, không hiểu, thậm chí không thèm đọc nhiều hơn cái tiêu đề bài báo trước khi bình phẩm. Với lối hành xử này, họ còn không có tư cách làm báo, nữa là tự xưng là một đảng chính trị.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *