Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
33444

Việt Nam có “sợ nhân quyền”?!?

 

Sau Ngày Nhân quyền quốc tế 10/12 vừa qua, truyền thông phương Tây và zân chủ mạng “hồ hởi” công kích rằng, Nhà nước Việt Nam “sợ nhân quyền”, không có hoạt động nào “để vinh danh nhân quyền” trong Ngày Nhân quyền quốc tế (10/12), hoàn toàn trái ngược với “phong trào dân chủ” ở hải ngoại rầm rộ với hoạt động biểu tình, trao giải thưởng nhân quyền, ra các thông cáo nọ kia. Rồi họ châm chọc rằng, việc xem thường  ngày Nhân quyền quốc tế này không xứng đáng với quốc gia vừa trúng cử Hội đồng nhân quyền LHQ, rồi suy diễn rằng, Việt Nam ứng cử và tham gia vị trí này chẳng qua để che giấu, chạy tội cho các vi phạm nhân quyền của chế độ mà thôi.

Tiêu biểu như bài viết đăng trên trang Việt Tân  “Việt Nam sợ nhân quyền” ngày 19/12/2022. Tuy nhiên, trào lưu và phát kiến này của truyền thông zân chủ càng phơi bày sự suy diễn thiển cận của cá nhân người viết và ý đồ bôi đen việc thực thi, bảo đảm nhân quyền ở Việt Nam.

Thứ nhất, báo chí trong nước những ngày này đưa tin khá rầm rộ tuyên truyền về thành tựu, đóng góp của Việt Nam trên lĩnh vực nhân quyền. Giống như các sự kiện chính trị-xã hội khác của Việt Nam, trước, trong, sau mỗi sự kiện, báo chí đều tích cực đăng thông tin, hoạt động, đánh giá kết quả Việt Nam đã v à đang cũng như phấn đấu trên lĩnh vực, sự kiện liên quan. Thậm chí hàng loạt Ban Chỉ đạo về nhân quyền  các địa phương trên cả nước có hẳn kế hoạch đẩy mạnh tuyên truyền dịp Ngày quốc tế nhân quyền, như link dưới đây: https://travinh.gov.vn/mDefault.aspx?sid=1451&pageid=6717&catid=71149&id=675198&catname=tin-hoat-dong-cua-lanh-dao-ubnd&title=tra-vinh-chi-dao-to-chuc-cac-hoat-dong-thong-tin-tuyen-truyen-ve-thanh-tuu-dam-bao-quyen-con-ngu

Phải chăng truyền thông quảng b á kết quả, đóng góp cho lĩnh vực nhân quyền rầm rộ trên báo chí vào đúng dịp Ngày Nhân quyền quốc tế, trong con mắt của làng zân chủ, là phản ánh “Việt Nam sợ nhân quyền”?!?

Thứ hai, một số sự kiện, hội thảo về nhân quyền giữa các bộ ngành của Chính phủ  với các tổ chức phi chính phủ, cơ chế quốc tế về nhân quyền đã diễn ra trong dịp này. Chẳng hạn, chiều ngày 8-12, tại Hà Nội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã chủ trì tổ chức Hội thảo cập nhật tình hình thực hiện Khuyến nghị về Quyền con người trong lĩnh vực lao động – xã hội theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ III của Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc. Ngày 12/12/2022, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Nhân quyền quốc tế và khởi động tiến trình Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV…Các hoạt động rầm rộ như vậy, không hiểu sao làng zân chủ “làm ngơ” và quy kết rất hùng hồn, khó có thể lý giải được khả năng đọc hiểu, theo dõi tình hình trong nước của họ “thiếu thốn” đến mức nào. Hoặc chỉcó thể lý giải rằng, họ quen nói lấy được, nói bất chấp sự thật, tuyên truyền giả dối thành quen thuộc rồi.

Thứ ba, không chỉ HIến pháp sửa đổi mới nhất của Việt Nam đã ưu tiên dành hẳn một chương về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Luật pháp cũng được cũng cố, sửa đổi theo hướng bảo vệ  và đưa điều luật quốc tế về quyền con người vào Việt Nam. Phần lớn các nghị quyết, điều ước quốc tế về nhân quyền, Chính phủ Việt Nam đều tích cực tham gia, ký kết, cam kết. Thậm chí đánh giá Việt Nam đã thực hiện nghiêm túc, trách nhiệm 82,6% các khuyến nghị đã chấp thuận tại chu kỳ III UPR và việc khởi động tiến trình Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV… là thêm một minh chứng cho thấy không phải Việt Nam “sợ nhân quyền” và “đã không có hoạt động nào để vinh danh nhân quyền” trong Ngày Quốc tế Nhân quyền như họ rêu rao.

Cái mà các tổ chức người Việt ở hải ngoại tuyên truyền rằng họ “đều có những hoạt động tuyên truyền rất tích cực vì mục đích nhân quyền”; hay cái gọi là “vinh danh những cá nhân đã hoạt động tích cực đấu tranh cho nhân quyền của người dân Việt Nam” nhằm mục đích khuyến khích, ủng hộ và đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam như việc trao “giải thưởng nhân quyền năm 2022” cho Nguyễn Tường Thụy, tổ chức phản động Liên minh tự do… là một ví dụ cho thấy đó chỉ là sự cổ xúy cho những người đã “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm” nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Điều 117, Bộ Luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Các hoạt động đó không phải là “sự quy tụ của những người có nhiệt huyết, trách nhiệm, hoạt động vì tình yêu đất nước và thương dân” và “bị chế độ cộng sản chụp mũ cho cái tên “phản động”, mà đó đích thị là các hoạt động lấy cớ vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền, nhằm gây sức ép và  hạ uy tín của Việt Nam để tìm cách can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam; chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam và chế độ xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam đang xây dựng.

Vì thế, việc giới dân chủ hải ngoại hay nhóm những người mượn danh dân chủ, lợi dụng Ngày nhân quyền quốc tế để một mặt, tô vẽ cho các “nhà báo tự do”, “nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền”, “tù nhân lương tâm”, “công dân yêu nước” hay trao các loại “giải thưởng nhân quyền”…; mặt khác xuyên tạc sự thật việc thực thi và bảo đảm nhân quyền ở Việt Nam cũng chỉ là một trong những chiêu trò vu khống, chụp mũ nhằm chống phá chế độ chính trị hiện nay của Việt Nam.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *