Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
27979

Vì sao Việt Nam lên án Báo cáo nhân quyền của EEAS năm 2020 không khách quan?

 

Ngày 21/6/2021, Cơ quan Đối ngoại EU (EEAS) công bố Báo cáo nhân quyền thường niên năm 2020, trong đó phần về Việt Nam, Ủy ban này cho rằng:

“Năm 2020, Việt Nam tiếp tục mở rộng khuôn khổ pháp lý trong lĩnh vực quyền lao động phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Trong khi Việt Nam ngày càng có nhiều nỗ lực trong cuộc chiến chống lao động trẻ em và thúc đẩy bình đẳng giới, thì tình trạng vi phạm các quyền dân sự và chính trị vẫn tiếp diễn. Đặc biệt đáng lo ngại là mức độ nghiêm trọng của các hạn chế và tuyên án trong các trường hợp liên quan đến quyền thực hiện quyền tự do ngôn luận (trực tuyến và ngoại tuyến). Người dùng mạng xã hội ngày càng phải đối mặt với sự kiểm duyệt tùy tiện khi chia sẻ những quan điểm chỉ trích trực tuyến. Chính phủ buộc các công ty truyền thông xã hội quốc tế lớn gỡ bỏ các tài khoản hoặc nội dung chỉ trích chính phủ, tạo ra một tiền lệ đáng lo ngại.

Trong suốt năm 2020, một số blogger, nhà báo và những người bảo vệ nhân quyền đã bị bắt hoặc bị kết án, và sự kiểm soát của nhà nước đối với các phương tiện truyền thông và các hạn chế về quyền tự do ngôn luận cả trực tuyến và ngoại tuyến vẫn tiếp tục. Trong Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới năm 2020, Việt Nam đứng thứ 175 trên 180 quốc gia. Một số người bị giam giữ không được luật sư, nhân viên y tế và gia đình đến thăm, một số khác bị chuyển đến các trại giam cách xa nơi ở của các thành viên trong gia đình. Hình phạt tử hình vẫn là một mối quan tâm nghiêm trọng và dữ liệu về hình phạt tử hình không được các nhà chức trách công bố”

Ngay lập tức, chiều ngày 24/6/2021, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng lên án:

“Chúng tôi ghi nhận những đánh giá về thành tựu của Việt Nam trong bảo vệ quyền lao động, chống lao động trẻ em và thúc đẩy bình đẳng giới trong Báo cáo về tình hình nhân quyền thế giới năm 2020 của Cơ quan Đối ngoại EU. Rất tiếc báo cáo vẫn còn một số nội dung chưa khách quan dựa trên những thông tin không phản ánh đúng thực tế tại Việt Nam.

Như đã nhiều lần khẳng định, Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm bảo vệ và thúc đẩy các quyền cơ bản của con người. Điều này đã được quy định cụ thể trong Hiến pháp 2013, các văn bản pháp luật liên quan và được tôn trọng, triển khai trên thực tế, được khẳng định qua các thành tựu trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, y tế, công tác phòng chống đại dịch Covid-19 hiện nay. Các nỗ lực và thành công đó cũng được cộng đồng quốc tế ghi nhận trong nhiều khuôn khổ song phương và đa phương, như Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ III của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc.

Tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do thông tin ở Việt Nam được thể hiện rõ qua sự phát triển đa dạng về loại hình và phong phú về nội dung của báo chí Việt Nam và thực tế hơn 70% dân số Việt Nam sử dụng mạng Internet và mạng xã hội quốc tế và trong nước.

Tại Việt Nam, không ai bị bắt giữ, xét xử chỉ vì “bày tỏ chính kiến”, “bảo vệ nhân quyền”. Như các quốc gia khác, Việt Nam cũng kiên quyết đấu tranh với các hành vi lợi dụng các quyền tự do, dân chủ để vi phạm pháp luật, xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân. Quá trình điều tra, xét xử và giam giữ được tiến hành theo đúng các quy định của pháp luật; quyền của người bị giam giữ được bảo đảm.

Việt Nam coi trọng quan hệ Đối tác Hợp tác Toàn diện với EU. Việt Nam sẵn sàng trao đổi, hợp tác với EU trong vấn đề quyền con người trên tinh thần thẳng thắn, cởi mở và tôn trọng nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thông qua cơ chế đối thoại nhân quyền thường niên và các khuôn khổ trao đổi song phương khác”.

Thật tiếc cho quan hệ Việt Nam – EU, mới đây đã thông qua Hiệp định thương mại tự do EVFTA, duy trì hàng năm Đối thoại nhân quyền đề trao đổi, tháo gỡ bất đồng. Tuy không đi sâu và công kích chụp mũ về chế độ chính trị như báo cáo nhân quyền của Bộ Ngoại giao Mỹ, nhưng báo cáo nhân quyền của EU vẫn dựa trên lập trường của một số tổ chức nhân quyền cực đoan, ác cảm, đánh giá thiếu khách quan về Việ Nam như CPJ, AI, HRW…

Bản thân EU vẫn đẩy mạnh các gói tài trợ cho một số hội nhóm chống đối trong nước đội lốt “tổ chức xã hội dân sự”, vẫn thường xuyên gặp gỡ, tiếp xúc, bày tỏ sự ủng hộ với đối tượng có chủ trương hoạt động lật đổ chế độ chính trị hiện nay của Việt Nam; mặc định những trường hợp bị xử lý về tội tuyên truyền chống Nhà nước hay lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm hại lợi ích Nhà nước là “thực hiện quyền tự do ngôn luận”.

Buồn cười nhất là EU xem việc Việt Nam buộc các hãng truyền thông xã hội quốc tế gỡ bỏ tin giả, tin sai sự thật, vi phạm pháp luật Việt Nam lại bị gán thành “buộc họ gỡ bỏ các tài khoản hoặc nội dung chỉ trích chính phủ”.

Bởi vậy, việc EU nhận sự phản đối từ Bộ Ngoại giao Việt nam và gây phẫn nộ trong dư luận xã hội, dân chúng Việt Nam là hoàn toàn phù hợp.

Khánh Chi

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *