Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
36149

Về luận điệu phá hoại bầu cử của các” nhà dân chủ” Kỳ 2: Cánh cửa của Quốc hội luôn rộng mở với những người tự ứng cử

Đến hẹn lại lên, cứ mỗi lần đất nước diễn ra một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng thì những “nhà dân chủ” tự xưng, những kẻ cơ hội chính trị ôm giấc mộng quyền lực nhưng không chịu phấn đấu và cống hiến lại tung ra những chiêu bài phá hoại. Lần này, khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang tích cực chuẩn bị cho ngày bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 thì họ cũng “miệt mài” tìm đủ mọi thủ đoạn chống phá. Nhưng, cũng như 14 kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội trước, chắc chắn họ sẽ thất bại toàn tập.

Thực tế trái với các luận điệu xuyên tạc

Trước ngày 02/9/1945, Việt Nam chưa có tên trên bản đồ thế giới, đất nước bị chia cắt làm ba miền với ba chế độ cai trị khác nhau trong khối Đông Dương, là thuộc địa của thực dân Pháp. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta giành được độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Và cũng từ đó, nước ta mới có hiến pháp, có bầu cử dân chủ và tự do. Ở thời kỳ đầu lập nước, Việt Nam là quốc gia có nhiều đảng phái chính trị. Quốc hội nước ta có sự tham gia của nhiều đảng phái. Những người cộng sản Việt Nam đã tỏ rõ thiện chí muốn cùng tất cả các đảng phái chính trị chung tay xây dựng cơ đồ dân tộc khi “nhường” 70 ghế trong Quốc hội cho hai đảng Việt Quốc, Việt Cách. Tuy nhiên, hai đảng phái chính trị “ký sinh” bằng tiền của nước ngoài này đã từ bỏ trách nhiệm của mình, chạy theo quân đội Tưởng Giới Thạch ra nước ngoài. Thực tiễn cách mạng Việt Nam trong hơn 90 năm qua đã chứng tỏ, chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam là có đủ bản lĩnh, đủ tài năng lãnh đạo, đưa cách mạng Việt Nam đến bến bờ thắng lợi. Nhân dân ta thấy rõ hiện thực khách quan đó, đã trân trọng hiến định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội vào Hiến pháp 2013.

Vấn đề cốt yếu thứ hai mà các “nhà dân chủ” đang kêu gào trên báo chí nước ngoài là tính dân chủ, công bằng của cuộc bầu cử. Họ cho rằng, Việt Nam thực hiện cơ chế “Đảng cử, dân bầu” nên không có cơ hội cho những người ngoài Đảng tự ứng cử. Chúng ta hãy cùng nghe câu chuyện của Ông Phan Văn Quý, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thái Bình Dương, đại biểu Quốc hội khóa XIII. Ông Phan Văn Quý cho biết, cuối năm 2010, ông ứng cử vào Quốc hội khóa XIII để có thể đóng góp cho cộng đồng được nhiều hơn. Ông nộp hồ sơ ứng cử vào Ủy ban Bầu cử tỉnh Nghệ An trước thời điểm hết hạn ứng cử hai ngày. Mọi việc diễn ra rất thuận lợi ông được phân công về Đơn vị Bầu cử số 3, gồm hai huyện Quỳnh Lưu và Yên Thành. Trong tổ ứng cử, tôi là ứng viên mới, trong khi đó, các ứng cử viên còn lại toàn là những người từng tham gia Quốc hội khóa trước và đã có nhiều năm hoạt động tại nghị trường. Vậy mà ông đã trúng cử vào Quốc hội khóa XIII, đồng thời được bầu làm thành viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, có nhiều đóng góp cho Quốc hội khóa XIII. Từ kinh nghiệm cá nhân của mình, ông Phan Văn Quý cho rằng: “Cánh cửa của Quốc hội luôn rộng mở với những người tự ứng cử. Tôi tin rằng, với sự chân thành và cầu thị, đặc biệt là với những cam kết rõ ràng về chương trình hành động, những người ứng cử nói chung và những người tự ứng cử nói riêng sẽ nhận được sự ủng hộ của các cử tri. Điều này trái với một số luận điệu xuyên tạc cho rằng, ở Việt Nam không có “cửa” cho những người tự ứng cử vào Quốc hội”.

Nhà nước  tạo điều kiện để công dân thực hiện quyền ứng cử

Giáo sư, bác sĩ Nguyễn Anh Trí, người tự ứng cử và trở thành ĐBQH đại khóa XIV cũng cho rằng: “Tôi là đại biểu tự ứng cử và đã trúng cử thì tôi biết là người tự ứng cử và người được giới thiệu là không khác gì nhau. Tôi tự làm đơn mang ra nộp. Khi bầu cử thì người tự ứng cử cũng như người được giới thiệu đều như nhau, không có khác biệt”.

Ông Hầu A Lềnh, Phó Chủ tịch – Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam mới đây đã khẳng định: “Tất cả các đợt bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp từ trước tới nay đều không cản trở người ngoài Đảng ứng cử đại biểu Quốc hội vì ứng cử là quyền của công dân. Nhà nước có trách nhiệm tạo điều kiện để công dân thực hiện quyền ứng cử. Người tự ứng cử hay người được giới thiệu ứng cử đều cùng chung thủ tục về hồ sơ, quy trình”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *