Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
19246

Vận động trẻ em tiêm vắc-xin phòng dịch COVID-19 là vi phạm nhân quyền?

Lâu nay, những kẻ đội lốt “đấu tranh dân chủ” luôn chống mọi thứ mà họ cho là có lợi cho “chế độ cộng sản”, luôn tìm mọi cách chống phá các chính sách, quy định, pháp luật do Nhà nước ban hành, cho đó là cách thức “phản biện”, “đấu tranh chống cộng”, giúp thể hiện vai trò, thực lực “chống cộng”. Thậm chí đến ngay cả việc vận động người dân tiêm vắc xin phòng chống dịch Covid-19 từ đầu dịch đến nay, họ luôn chống, chống bằng mọi chiêu trò, mọi thủ đoạn. Mưu đồ của họ có lẽ là Việt Nam chống dịch thất bại, là cái cớ để họ phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, khiến Việt Nam rơi vào khủng hoảng mới mang lại cơ hội cho họ đòi đa đảng, “canh trạnh quyền lực với Đảng Cộng sản”.

Chẳng hạn mới đây, trang Việt Nam Thời Báo đăng bài: “Quyền trẻ em ở Nha Trang, Đà Nẵng bị xâm phạm thô bạo”, cho rằng quyền trẻ em “bị xâm phạm thô bạo” vì từ “thông báo của Phòng Giáo dục”: “Em nào không tiêm vắc-xin thì không được đến trường mà phải ở nhà học online”. Từ đó họ cho rằng, việc chăng tiêm vắc-xin phòng dịch COVID-19 cho trẻ em là vi phạm nhân quyền? Để làm rõ vấn đề này chúng ta tìm hiểu xem nhân quyền là gì?

Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về nhân quyền, theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Nhân quyền là quyền con người là các đặc quyền tự nhiên, bắt nguồn từ phẩm giá vốn có của tất cả mọi người, được cộng đồng quốc tế và quốc gia thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm bằng hệ thống pháp luật quốc gia và quốc tế.

Các quyền tự nhiên của con người là quyền được ăn uống, được mặc, được sống khỏe mạnh, v.v. Trong quyền con người, có ít quyền tuyệt đối, còn lại là quyền bị hạn chế bởi các điều luật của quốc gia, quốc tế vì lý do quốc phòng, an ninh, vì sức khỏe của cộng đồng và đạo đức xã hội. Điều 6 “Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị” đề cập đến quyền tuyệt đối “Không ai bị tước đoạt mạng sống một cách vô cớ”. Điều ấy có thể hiểu là quyền được sống trong khỏe mạnh. Mà muốn mạnh khỏe thì một trong những yếu tố cơ bản là phải được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe thường xuyên. Bởi người ta chẳng thể học hành hoặc làm được bất cứ việc gì nếu sức khỏe không được bảo đảm. Khi sức khỏe không được bảo đảm thì người ta chẳng có ước gì ngoài ước mình được mạnh khỏe cả về thể chất và tinh thần. Đó là chưa kể nhiều người bị chết do không được tiêm phòng vắc-xin COVD-19. Một khi mạng sống còn không giữ được thì tất cả các quyền còn lại đều trở nên vô nghĩa! Vậy thì việc tiêm phòng nói chung, tiêm vắc-xin phòng dịch COVID-19 nói riêng cho con người; trong đó, có trẻ em từ 5 – 12 tuổi lại không cần thiết sao? Việc tiêm vắc-xin phòng COVID-19 cho trẻ em chính là bảo đảm sự an toàn cho trẻ em trước nguy cơ của dịch bệnh; là bảo đảm tốt hơn quyền được sống mạnh khỏe cho trẻ em. Thế mà họ lại cho rằng “quyền của trẻ em đang bị xâm phạm thô bao”(!). Thật là nực cười!

Họ viện dẫn, chưa có quy định pháp lý về tiêm vắc-xin phòng COVID-19 cho trẻ em mà cứ tiêm phòng COVID-19 cho trẻ em là vi phạm nhân quyền đối với trẻ em (!).

Người viết bài này chưa tìm hiểu cơ sở pháp lý về tiêm vắc-xin phòng COVID-19 cho trẻ em, cứ cho điều họ đưa ra là đúng, thì cũng thấy rõ đó là thứ tư duy cơ khí, máy móc. Bởi trước thực tiễn, dịch COVID-19 lây lan nhanh, trên toàn thế giới, cộng đồng quốc tế đang đẩy mạnh tiêm phòng bệnh này cho người lớn và cả trẻ em, để tạo ra miễn dịch cộng đồng. Thực tế đã chứng minh nước nào có diện phủ kín vắc-xin COVID-19 sớm, thì nước đó sớm tạo nên miễn dịch cộng đồng, cuộc sống của con người gần như trở lại trước khi xảy ra dịch nguy hiểm này. Việt Nam là một nước cho thấy rõ điều đó. Nước ta có tỉ lệ bao phủ vắc-xin phòng dịch COVID-19 vào hạng cao của thế giới, nhờ đó, mọi hoạt động của người dân gần như trở lại trước thời điểm có dịch. Cũng nhờ tiêm phòng dịch COVID-19 mà hoạt động sản xuất, kinh doanh của Việt Nam phát triển mạnh. Theo Tổng cục Thống kê: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý II năm 2022 ước tính tăng 7,72% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý II các năm trong giai đoạn 2011-2021. Tính chung 6 tháng, GDP tăng 6,42%, cao hơn tốc độ tăng 2,04% của 6 tháng đầu năm 2020 và tốc độ tăng 5,74% của 6 tháng đầu năm 2021 nhưng thấp hơn tốc độ tăng 7,28% và 6,98% của cùng kỳ năm 2018 và 2019 [1].

Quay trở lại việc tiêm phòng dịch COVID-19 cho trẻ em theo thông báo mà họ viện dẫn: “Em nào không tiêm vắc-xin thì không được đến trường mà phải ở nhà học online” có vi phạm nhân quyền không?

Câu trả lời là KHÔNG. Bởi, ai đã tiêm phòng dịch COVID-19 đều biết: Trước khi tiêm, cơ quan y tế có cam kết với người tiêm là đồng ý tiêm hay không đồng ý tiêm. Nếu đồng ý tiêm thì việc tiêm phòng được tiến hành, không đồng ý tiêm thì thôi. Đó là quyền lựa chọn của người tiêm phòng COVID-19. Trẻ em cũng vậy (có bố mẹ hoặc người giám hộ giúp đỡ), không có chuyện ép buộc ai tiêm cả. Các tổ chức chỉ tuyên truyền, vận động để mọi đối tượng thấy được lợi ích của việc tiêm phòng COVID-19. Đây cũng là trách nhiệm của các tổ chức khi có ai đó chưa hiểu thì phải nâng cao nhận thức cho họ hiểu được ý nghĩa, sự cần thiết của việc tiêm phòng dịch COVID-19. Điều đó cho thấy, các tổ chức rất coi trọng quyền con người.

Những trẻ em đã tiêm phòng thì có khả năng miễn dịch cộng đồng, không làm lây lan dịch bệnh cho người khác, nên được đến trường học trực tiếp là đúng. Còn những trẻ nào chưa tiêm phòng dịch COVID-19 thì có nguy cơ làm lây lan dịch bệnh nếu em đó chẳng may nhiễm virus corona. Vì thế, những em này học online là phù hợp. Như thế, quyền được học tập của các em vẫn được bảo đảm. Nó chỉ khác về hình thức học tập trực tiếp hoặc online mà thôi. Cho nên, cho rằng: “Em nào không tiêm vắc-xin thì không được đến trường mà phải ở nhà học online” là “xâm phạm nhân quyền” là cách nói không tường minh, nói lấy được.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *