Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
31306

Bộ mặt gian xảo của tổ chức Khmer Kampuchea Krom

Khmer Kampuchea Krom gồm nhiều đối tượng xấu, trước nay thường xuyên vu cáo về cái gọi là “Việt Nam cướp đất của Campuchia” và gần đây còn liên tục xuyên tạc, bịa đặt về tình hình người Khmer ở Việt Nam.

Những phân tử thù địch, phản động

Khmer Kampuchea Krom sử dụng hình ảnh 3 màu xanh – vàng – đỏ làm biểu tượng để tuyên truyền, vận động, lôi kéo, móc nối với số phần tử thù địch, phản động trong nước với mục tiêu mặc định sự tồn tại của tổ chức trong vùng dân tộc Khmer, tiến tới đòi quyền “dân tộc tự quyết” cho người Khmer, lập “Nhà nước Khmer Krom”…

Khmer Kampuchea Krom sử dụng hình ảnh 3 màu xanh – vàng – đỏ làm biểu tượng để tuyên truyền, vận động, lôi kéo, móc nối với số phần tử thù địch, phản động trong nước

Tổ chức này hoạt động trên phạm vi quốc tế, có xu hướng bài Việt Nam và tham gia các hoạt động chống Đảng, chính quyền, Nhà nước Việt Nam. Tham gia Khmer Kampuchea Krom là các đối tượng xấu, trước nay thường xuyên vu cáo về cái gọi là “Việt Nam cướp đất của Campuchia”.

Khoảng 5 năm trở lại đây, Khmer Kampuchea Krom triệt để lợi dụng việc tham gia các diễn đàn quốc tế, tiếp xúc các chính khách… để gia tăng các hoạt động tuyên truyền, xuyên tạc, vu cáo chống phá Việt Nam. Chúng đã cử phái đoàn tham gia “Diễn đàn thường trực Liên hợp quốc về các vấn đề dân tộc bản địa (UNPFII) lần thứ 14”, “Diễn đàn nhân dân ASEAN 2015”, tiếp xúc chính khách Mỹ về vấn đề tự do tôn giáo; tuyên truyền, xuyên tạc, vu cáo Việt Nam bắt và xử lý số đối tượng vi phạm pháp luật ở trong nước là vi phạm dân chủ, nhân quyền, đàn áp sư sãi; yêu cầu Việt Nam, Campuchia chấm dứt phân biệt đối xử với người “Khmer Krom”; đề nghị Liên hợp quốc, các tổ chức quốc tế và các nước thành viên ASEAN can thiệp; yêu cầu thành lập Văn phòng nhân quyền bảo vệ quyền lợi cho người “Khmer Krom” tại Việt Nam.

Chưa hết, chúng còn nộp đơn xin hưởng quy chế tư vấn của “Hội đồng kinh tế – xã hội Liên hợp quốc” (ECOSOC) nhưng bị từ chối; tổ chức tụ tập nhiều người đến trụ sở Bộ Ngoại giao Mỹ đề nghị cử giám sát viên theo dõi nhân quyền tại Việt Nam…

Các hoạt động văn hoá truyền thống của người Khmer luôn được duy trì đầy đủ ở Việt Nam.

Sau khi cách chức Chủ tịch điều hành đối với Thạch Ngọc Thạch, Khmer Kampuchea Krom bổ nhiệm mới hàng loạt nhân sự cầm đầu các chi nhánh tại Mỹ, Australia, New Zealand; đề ra phương hướng hoạt động năm 2018, tập trung đào tạo những người trẻ, lôi kéo người dân tộc Khmer tham gia, cấp thẻ thành viên KKF, vận động các nước gây sức ép với Việt Nam về vấn đề “Khmer Krom”.

Lợi dụng Tuyên ngôn về quyền của người bản địa của Liên hợp quốc, chúng xuyên tạc chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta đối với dân tộc Khmer; vu cáo, kích động gây chia rẽ quan hệ Việt Nam – Campuchia; ủng hộ hoạt động của Đảng Cứu quốc Campuchia – CNRP ; tuyên truyền, khuếch trương thanh thế cho mình…

Cho đến nay, lực lượng an ninh đã phát hiện hàng chục đối tượng bên ngoài thường xuyên tác động, chỉ đạo, tài trợ, hướng dẫn các phần tử cực đoan trong nội địa thu thập tin tức bí mật chuyển ra ngoài, lợi dụng các vụ việc phức tạp, nhạy cảm để xuyên tạc, vu cáo chính quyền đàn áp tôn giáo, dân tộc thiểu số, kích động quần chúng gây rối, biểu tình đòi ly khai, tự trị.

Hồi tháng 7, tổ chức này còn lợi dụng việc phá bỏ cổng chào tỉnh Trà Vinh, vốn bị hư hỏng nặng và có khả năng gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông để bịa đặt thông tin chính quyền không cho người dân tổ chức các trò chơi dân gian nhân dịp lễ Chôl Thnăm Thmây năm 2023 và đưa ra luận điệu xuyên tạc rằng “chính quyền người Việt muốn xã bỏ văn hóa của người Khmer”, muốn thực hiện chính sách “đồng hóa dân tộc Khmer”.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng bác bỏ mọi thông tin xuyên tạc, vu cáo của Khmer Kampuchea Krom về tình hình người Khmer ở Việt Nam.

Thậm chí, nhiều đối tượng thù địch, quá khích còn công khai thách thức chính quyền nhân dân, treo cờ của tổ chức Kampuchea Khmer Krom, xuyên tạc “Lịch sử vùng đất Nam bộ – Việt Nam”… Chưa hết, chúng tiếp tục lợi dụng những người Khmer bức xúc về giải quyết tranh chấp đất đai, lôi kéo, xúi giục họ không chấp hành sự giải quyết của chính quyền địa phương… Gần đây, Khmer Kampuchea Krom lại tiếp tục bịa đặt về tình hình người Khmer ở Việt Nam.

Việt Nam bảo đảm và tạo điều kiện cho các dân tộc phát triển

Liên quan đến vấn đề này, ngày 31/8, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng đã khẳng định: “Chúng tôi bác bỏ những thông tin không có cơ sở, sai sự thật về tình hình người Khmer ở Việt Nam. Đồng bào Khmer là bộ phận không thể tách rời của cộng đồng 54 dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam, chung sống bình đẳng và hòa hợp, cùng đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc suốt chiều dài lịch sử của đất nước. Các dân tộc Việt Nam đều được đối xử bình đẳng. Nhà nước Việt Nam bảo đảm và tạo điều kiện phát triển về mọi mặt nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp, đóng góp củng cố khối đại đoàn kết dân tộc”.

Một ngôi chùa của người Khmer tại Việt Nam.

Thực hiện nhất quán đường lối “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng tiến bộ”, Đảng, Nhà nước ta đã ban hành hệ thống chính sách đầu tư, hỗ trợ đồng bộ, ưu tiên bố trí nguồn lực để phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc Khmer. Trong đó phải có thể kể đến Chỉ thị số 68-CT/TW ngày 14/4/1991 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa VI và Thông báo số 67-TB/TW ngày 14/3/2007 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa X “Về công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer”; Nghị quyết số 21/NQ- TW của Bộ Chính trị “Về phương hướng phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010” và Kết luận số 28-KL/TW ngày 14/8/2012 của Bộ Chính trị “Về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế – xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2011 – 2020” nhằm xây dựng tổng thể các chính sách ưu đãi riêng cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Đồng bằng sông Cửu Long, trọng tâm là đồng bào Khmer giai đoạn 2014 – 2020 và có Chiến lược phát triển toàn diện đối với đồng bào dân tộc Khmer đến năm 2030, định hướng đến năm 2050; Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 10/1/2018 của Ban Bí thư về tăng cường công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer trong tình hình mới…

Việc thể chế hóa các chỉ thị, nghị quyết của Đảng đã được Chính phủ, các ban, bộ, ngành và các tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer thực hiện nghiêm túc, cụ thể, phù hợp với sự phát triển chung của cả vùng và từng địa phương. Đến nay, Chính phủ ban hành 100 văn bản thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng đang triển khai thực hiện trên địa bàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có 58 chính sách chung có liên quan đến chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số và 42 chính sách riêng đối với đồng bào dân tộc thiểu số; chủ yếu là các quyết định phê duyệt các chính sách, dự án quan trọng, toàn diện đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, đối với đồng bào Khmer nói riêng.

Hòa thượng Tăng Nô – Trưởng Ban Trị sự Giáo hội phật giáo Việt Nam tỉnh Sóc Trăng, Phó Hội trưởng Thường trực Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng cho biết, những năm qua, nhờ các chủ trương, chính sách hỗ trợ về mọi mặt của Đảng và Nhà nước, diện mạo vùng đồng bào dân tộc Khmer đã thay đổi, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào được nâng lên rõ rệt; đặc biệt là việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; phát triển kinh tế – xã hội trong vùng đồng bào Khmer sinh sống và các chính sách về an sinh xã hội. “Bà con rất phấn khởi vì được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, vì thế luôn nỗ lực và thực hiện đúng nếp sống “tốt đời đẹp đạo”, Hòa thượng Tăng Nô nhấn mạnh.

H.Chi

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *