Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
39993

USCIRF đang biến vấn đề tự do tôn giáo thành một vũ khí chính trị?

 

Ngày 21/04/2021, Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ (USCIRF) ra phúc trình năm 2021 về tình hình tự do tôn giáo Việt Nam. Trong đó, họ cho rằng Nhà nước Việt Nam vẫn liên tục bách hại các nhóm tôn giáo độc lập, vi phạm tự do tôn giáo một cách có hệ thống, và dùng Hội Cờ Đỏ để công kích các chức sắc tôn giáo có quan điểm khác với quan điểm của Mhà nước. USCIRF cũng tái đề nghị đưa Việt Nam vào danh sách quốc gia cần quan tâm đặc biệt (CPC).

Dù phúc trình của USCIRF phản ánh được một số hạn chế trong môi trường tôn giáo ở Việt Nam, cũng cần ghi nhận một khía cạnh của vấn đề, là nó có phần phiến diện. Không ai nhìn thấy bức tranh toàn cảnh về vấn đề tự do tôn giáo của Việt Nam nếu chỉ đọc các phúc trình của USCIRF.

Để hiêu hạn chế của USCIRF, hãy nhìn cách mà hai bên trong cuộc tranh cãi đang mô tả vấn đề tự do tôn giáo ở Việt Nam. Khi tranh luận về vấn đề này, Nhà nước Việt Nam luôn mô tả rằng Việt Nam có nhiều tôn giáo được cấp phép hoạt động, có nhiều tín đồ đang tham gia sinh hoạt tôn giáo… Trong khi đó, các tổ chức của phương Tây hoạt động trong vấn đề tự do tôn giáo, bao gồm USCIRF, luôn nhấn mạnh vào việc Việt Nam đang cấm những tổ chức tôn giáo nào. Vì vậy, thay vì sa đà vào cuộc tranh cãi giữa hai cái nhìn trên, ta cần công nhận rằng ở Việt Nam có rất nhiều tôn giáo đang hoạt động tự do, tuy nhiên pháp luật quy định rằng các tôn giáo này phải được cấp phép, và một số nhóm tôn giáo đã không được cấp phép.

Vậy lý do nào khiến một số nhóm tôn giáo ở Việt Nam không được cấp phép? USCIRF lảng tránh câu hỏi này, và chỉ nói khơi khơi rằng Việt Nam đang vi phạm quyền tự do tôn giáo. Cách làm của họ che khuất một thực tế rằng động cơ của Nhà nước Việt Nam không phải là ngăn cấm tôn giáo, mà là ngăn chặn các nhóm người định sử dụng tôn giáo để lật đổ chế độ chính trị ở Việt Nam. Vì vậy, “tự do tôn giáo” chỉ là một lớp vỏ để che khuất bản chất của vấn đề, là các tranh chấp chính trị.

Để hiểu rõ hơn thực tế này, hãy nhìn vào Quỹ Người Thượng do Ksor Kok (sống ở Mỹ) sáng lập vào năm 1992. Cương lĩnh của tổ chức này đặt mục đích “Phát động đấu tranh xây dựng một đất nước Đề Ga vào năm 2000”, và “đất nước Đề Ga” này bao gồm 14 tỉnh của Việt Nam từ Quảng Trị vào đến Bình Thuận với trung tâm là 4 tỉnh Tây Nguyên. Mặt khác, Quỹ Người Thượng và Ksor Kok ra sức thúc đẩy thành lập giáo phái mới mang tên “Đạo Tin Lành Đề Ga” trong các cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Khi USCIRF và các tổ chức nhân quyền phương Tây khác phản ánh áp lực mà Nhà nước Việt Nam đặt lên các nhóm Tin Lành ở Tây Nguyên, họ không hề nhắc đến cái thực tế rằng các nhóm tôn giáo này được Mỹ hậu thuẫn, và có động cơ ly khai, chia cắt lãnh thổ Việt Nam hiện nay. Với cách làm này, USCIRF đã biến cụm từ “tự do tôn giáo” thành một vũ khí chính trị, thay vì giữ nó như một bức thành để bảo vệ đời sống tinh thần trong các tôn giáo.

Khánh Chi

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *