Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
21174

Ứng phó bảo đảm quyền trẻ em trong đại dịch COVID-19 Kỳ 2: Xây dựng các mục tiêu trung hạn, dài hạn về phát triển toàn diện trẻ em

Đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trên thế giới và tại Việt Nam, đợt dịch bùng phát lần 4 nghiêm trọng nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu do xuất hiện các biến chủng mới, lây lan nhanh hơn.. Đại dịch COVID-19 ảnh hưởng sâu sắc tới toàn xã hội, trong đó phụ nữ và trẻ em bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Nhân rộng các mô hình về bảo vệ, chăm sóc trẻ em

Gia tăng mức độ rủi ro

Thứ nhất, Đại dịch COVID-19 đã tác động sâu sắc đến tình hình kinh tế, xã hội toàn cầu và mỗi quốc gia, trong đó có vấn đề thực hiện quyền trẻ em. Đại dịch COVID-19 làm gia tăng mức độ rủi ro đối với trẻ em trong và sau đại dịch: Gia tăng nguy cơ trẻ em bị xâm hại nhất là xâm hại trẻ em trên môi trường mạng, bạo lực trẻ em trong gia đình[1]. Trong giai đoạn giãn cách xã hội và dịch bùng phát mạnh trẻ em khó khăn trong tiếp cận giáo dục, hạn chế tham gia các hoạt động xã hội, vui chơi ảnh hưởng đến sức khoẻ tâm thần, tâm lý xã hội, nguy cơ bị tai nạn, thương tích tại gia đình và cộng đồng nhất là đuối nước.

Thứ hai, Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiến thức về quyền trẻ em, kỹ năng, kiến thức về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ, trẻ em hiệu quả chưa cao, nhất là đối với vùng kinh tế – xã hội khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.

Thứ ba,Việc thông tin, thông báo, tố giác các trường hợp trẻ em bị xâm hại, trẻ em có nguy cơ bị xâm hại thực hiện chưa tốt, vẫn còn những thành viên trong gia đình và cộng đồng dân cư thờ ơ, thiếu trách nhiệm, không thông tin, thông báo kịp thời tới cơ quan chức năng bảo vệ trẻ em.

Thứ tư, Sự xuống cấp, chệch hướng chuẩn mực đạo đức của một số nhóm xã hội, gia đình và người lớn tác động tiêu cực đến trẻ em và việc thực hiện quyền trẻ em. Nhận thức, kiến thức của một bộ phận gia đình, cha, mẹ, người chăm sóc trẻ, trẻ em và xã hội về bảo đảm quyền trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em, hỗ trợ tâm lý, tâm thần cho trẻ, phòng ngừa tai nạn thương tích cho trẻ em vẫn còn hạn chế.

Thứ năm, Đội ngũ cán bộ tại cơ sở còn thiếu, hạn chế các kiến thức kỹ năng và ứng phó các tác động của đại dịch COVID-19 đối với trẻ em.

Xây dựng các mục tiêu trung hạn, dài hạn về phát triển toàn diện trẻ em

Thứ nhất,  Giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và giải quyết các vấn đề về trẻ em. Nghiên cứu, đánh giá tác động của đại dịch COVID-19 đến việc thực hiện quyền trẻ em và các mục tiêu trung hạn, dài hạn về phát triển toàn diện trẻ em.  Nghiên cứu xây dựng, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách, liên quan đến việc chăm sóc bảo vệ trẻ em trong tình trạng khẩn cấp, đặc biệt là thiên tai, dịch bệnh. Tham mưu ban hành chính sách, giải pháp chăm sóc, bảo vệ, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi nói chung và trẻ em mồ côi do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, chăm sóc sức khoẻ tâm thần, tâm lý xã hội, trẻ em di cư, trẻ em phải tách khỏi gia đình từng bị bạo lực, xâm hại. Nghiên cứu, xây dựng chương trình khắc phục hạn chế, ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 đối với trẻ em như: chăm sóc sức khỏe tâm thần, tâm lý xã hội, chăm sóc trẻ em mồ côi nhằm bảo đảm sự phát triển toàn diện của trẻ em.

Thứ hai,  Giải pháp về tổ chức thực hiện.Tăng cường triển khai thực hiện Chỉ thị, Nghị quyết, Quyết định, Kết luận của Quốc hội, Chính phủ, liên quan đến trẻ em, quy định pháp luật, chính sách về BVCSTE mồ côi, chính sách trợ giúp xã hội đối với nhóm trẻ em mồ côi theo quy định của Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.Phát triển hệ thống dịch vụ bảo vệ trẻ em tại cộng đồng. Tăng cường năng lực cho Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111 trong can thiệp hỗ trợ khẩn cấp. Củng cố và phát triển hệ th ống dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần, tâm lý xã hội cho trẻ em. Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội, chú trọng truyền thông tư vấn, phổ biến kiến thức trực tiếp đến cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, trẻ em, người cung cấp dịch, cộng đồng dân cư, về các nội dung giáo dục kiến thức kỹ năng làm cha mẹ, về thực hiện quyền trẻ em, bảo vệ trẻ em phòng, chống xâm hại trẻ em, phòng, chống tai nạn thương tích, chăm sóc sức khỏe tâm thần, tâm lý xã hội. ên cạnh đó, đầu tư xây dựng, củng cố, phát triển hệ thống dịch vụ bảo vệ trẻ em. Duy trì, phát triển, nhân rộng các mô hình về bảo vệ, chăm sóc trẻ em: Chăm sóc phát triển toàn diện trẻ em; phòng, chống xâm hại trẻ em; phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em, đặc biệt tai nạn đuối nước và tai nạn giao thông; phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật, đặc biệt trong khu vực kinh tế phi chính thức; hỗ trợ trẻ em khuyết tật; thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em. Khuyến khích, biểu dương, nhân rộng những mô hình, điển hình, những sáng kiến tốt trong bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em và đóng góp nguồn lực cho trẻ em.

Thứ 3, Đẩy mạnh công tác phối hợp liên ngành về thực hiện quyền trẻ em.Nghiên cứu xây dựng và triển khai thực hiện cơ chế phối hợp liên ngành về thực hiện các quyền trẻ em.   Tăng cường phối hợp và trách nhiệm của các Bộ, ngành trong việc triển khai các quy định của pháp luật, chính sách hỗ trợ chăm sóc, bảo vệ trẻ em và huy động sự tham gia của các tổ chức, cộng đồng, các chuyên gia tạo thành mạng lưới kết nối hỗ trợ trẻ em nói chung đặc biệt là trẻ em bị ảnh hưởng bởi COVID-19.

Thứ tư, Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các chính sách, pháp luật về quyền trẻ em: chú trọng kiểm tra, thanh tra về bảo đảm thực hiện quyền trẻ em trong dịch bệnh COVID-19, công tác phòng ngừa, hỗ trợ trẻ em bị xâm hại, hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, hỗ trợ trẻ em của các cơ sở trợ giúp xã hôi, các quỹ từ thiện. Chỉ đạo bộ, ngành, địa phương tăng cường tự thanh tra, kiểm tra, giám sát toàn diện việc bảo đảm thực hiện quyền trẻ em. Xác định rõ trách nhiệm của các ngành, các cấp, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị để xảy ra bạo lực, xâm hại trẻ em và tai nạn, thương tích trẻ em nghiêm trọng; xử lý nghiêm hành vi vi phạm quyền trẻ em.

Thứ 5,  Phát triển nguồn lực thực hiện quyền trẻ em. Lồng ghép nguồn lực bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong các Chương trình mục tiêu quốc gia. Bố trí nguồn lực, triển khai thực hiện các chương trình, đề án, kế hoạch về trẻ em, liên quan tới trẻ em giai đoạn 2021-2025, 2021-2030.  Tăng cường nhân lực làm công tác bảo vệ trẻ em ở cấp xã và thúc đẩy sự tham gia của đoàn viên, hội viên thuộc các tổ chức chính trị- xã hội vào hệ thống bảo vệ trẻ em. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác trẻ em các về quyền trẻ em, chú trọng về quy trình hỗ trợ, can thiệp vụ việc xâm hại trẻ em; bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em

Thứ sáu, Số hóa trong lĩnh vực trẻ em. Nâng cấp, phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu trẻ em; tăng cường chất lượng thống kê, theo dõi tình hình trẻ em, đặc biệt trẻ em bị xâm hại, tai nạn, thương tích trẻ em; triển khai kết nối, liên thông cơ sở dữ liệu trẻ em với cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia và cơ sở dữ liệu khác.

Thứ bảy, Tăng cường hội nhập và hợp tác quốc tế về quyền trẻ em. Chủ động tham mưu phối hợp và thực hiện các Điều ước, Công ước, Khuyến nghị của Liên hợp quốc liên quan đến quyền trẻ em; tham gia các liên minh, phong trào thực hiện quyền trẻ em, bảo vệ trẻ em toàn cầu và khu vực; tranh thủ vận động sự hỗ trợ kinh phí và kỹ thuật của các tổ chức quốc tế đa phương và song phương để thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu về trẻ em./.

[1] Năm 2021, theo số liệu báo cáo của Bộ Công an, trên toàn quốc phát hiện xảy ra 1.914 vụ xâm hại trẻ em, với 2.198 đối tượng, xâm hại 1.987 em, giảm 31 vụ so với năm 2020. Mặc dù giảm 1,6% số vụ xâm hại nhưng diễn biến phức tạp và xảy ra một số vụ đặc biệt nghiêm trọng gây bức xúc trong dư luận xã hội, nhất là để xảy ra một số vụ việc bạo lực trẻ em trong gia đình đặc biệt nghiêm trọng gây bức xúc trong xã hội Vụ mẹ đẻ bạo hành con gái 6 tuổi ở tỉnh Hải Dương; vụ bé gái 8 tuổi bị “người tình” của bố bạo lực ở TP Hồ Chí Minh dẫn tới tử vong; vụ bé gái 3 tuổi ở Hà Nội bị “cha dượng” bạo hành, đóng đinh vào đầu; vụ người bố dùng dao cứa cổ 02 con.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *