Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
18363

Ủng hộ cai trị của Hoàng gia Anh, tự phơi bày “tiêu chuẩn kép” về giá trị dân chủ ?

Tình yêu của các nhà dân chửi người Việt đối với Hoàng gia Anh quả thực vượt quá sức tưởng tượng của chúng ta. Để bênh vực chế độ quân chủ Anh, họ đang phản bội tất cả những lý tưởng dân chủ, nhân quyền mà họ từng tuyên bố.

Ngày 15/09/2022, trang BBC tiếng Việt đã đăng một bài viết gửi bởi Thoi Nguyễn, một nhà dân chửi đang sống ở Anh. Bài này có nhan đề “Anh cần giữ chế độ quân chủ vì tương lai đất nước”. Trong bài, Thoi Nguyễn tuyên bố rằng mình “luôn trung thành với hoàng gia Anh”, và mong nước Anh “giữ được chế độ” quân chủ hiện nay. Đối với lý tưởng tự xưng của giới dân chửi, là dân chủ và nhân quyền, quan điểm này xem ra thật lạ lẫm.

Nhưng sự phản bội lý tưởng này không phải là hiểu lầm, mà là hiện thực. Trong bài viết, Thoi Nguyễn đã công khai phủ nhận các ưu điểm của chế độ cộng hòa đa đảng và các cuộc bầu cử tự do. Bài viết có đoạn:

“Có một số nhà hoạt động đã phản đối Hoàng gia và cho rằng nước Anh nên đổi thành hệ thống Cộng hòa. Tuy nhiên, tôi hoài nghi về việc chuyển thể chế chính trị thành một nước Cộng hòa vì Anh đã có một lịch sử vương triều lâu đời. Chưa kể, dưới hình thức cộng hòa, các nhiệm kỳ tổng thống thường rất tốn kém.

Ví dụ các chuyến đi công du của Tổng thống Pháp có giá tương đương 103,5 triệu bảng Anh hay tổng thống Ý tốn kém tầm khoảng 193 triệu bảng Anh mỗi năm.

Ngoài ra, cần phải nói về tính ổn định của hệ thống. Nền Cộng hòa mới lập thường dễ bị lung lay. Các chính phủ lên rồi xuống, thậm chí có thể bị lật đổ còn chế độ quân chủ thường là ổn định và tồn tại lâu hơn. Về danh nghĩa, các chính trị gia chỉ đại diện cho đảng của họ trong các nước cộng hòa. Còn Nữ hoàng Elizabeth là một nhân vật đã đảm bảo sự ổn định chính trị cho đất nước Anh hơn mấy thập niên qua.

(…) Các quốc gia có chế độ quân chủ ít tham nhũng, đáng tin cậy hơn cho mắt người dân. Đã từ rất lâu, các chính trị gia được xem là người không tin cậy vì họ hứa xuông  trước một cuộc bầu cử và khi họ đã nắm quyền lực trong tay, họ thường thất  hứa sau đó.

Năm 2017, trong bài phân tích sâu sắc trên tạp chí Hội Nghiên cứu Các ngành Kinh tế (IFN), hai nhà nghiên cứu Andreas Bergh và Christian Bjørnskov nhận thấy rằng lòng tin xã hội của người dân vào thể chế có hoàng gia sẽ cao hơn đối với các chế độ cộng hòa vì tội phạm và tham nhũng thấp hơn.”

Ta phải nghĩ sao về ý kiến của Thoi Nguyễn?

Trước tiên, thật thiển cận khi cho rằng Hoàng gia Anh không tước đoạt của ai, vì họ đang sống bằng tiền của mình thay vì ăn ngân sách. Trong thực tế, khối tài sản đang nuôi sống Hoàng gia Anh hiện nay là tài sản mà tổ tiên họ đã tước đoạt từ người dân Anh, cùng người dân các thuộc địa, bằng vũ lực. Họ đã tạo nên tài sản đó không phải bằng cách kinh doanh hay sản xuất, mà bằng cách chiếm đất, giết người, tra tấn, đàn áp…, những biện pháp mà người thời nay xem là dã man và phi nhân. Và để hợp thức hóa số tài sản này, sao cho người dân không xem nó là của gian, họ đã nuôi một bộ máy truyền thông khổng lồ để tô hồng cho họ. Giờ đây, chẳng mấy ai hiểu rằng họ lẽ ra nên đền bù cho những thuộc địa từng bị tước đoạt, thay vì sống xa hoa cả đời mà không phải làm việc nhờ lợi tức từ số của cải kiếm được bằng cách ăn cướp.

Thứ hai, khi nói rằng những nước đã quen với chế độ quân chủ thì không nên chuyển sang quân chủ hoàn toàn, Thoi Nguyễn đã nằm ngửa nhổ ngược. Sẽ thế nào, nếu người Trung Quốc nói rằng họ đã quen với chế độ quân chủ trong hầu hết lịch sử, nên giờ họ cần một lãnh đạo cầm quyền cả đời như vua? Các nhà dân chửi sẽ công kích hay ủng hộ quyết định này? Nếu họ chọn công kích, thì vì sao họ đối xử với nước Anh theo một cách khác?

Thứ ba, bằng những lập luận vừa nêu, Thoi Nguyễn đã phủ nhận toàn bộ lý tưởng dân chủ đa đảng. Cần nhớ rằng nền dân chủ Mỹ ra đời khi những người dân thuộc địa chống lại Hoàng gia Anh để đòi bầu cử tự do. Nền dân chủ Pháp ra đời khi người dân Pháp chặt đầu hoàng gia để đòi bầu cử tự do. Trong mắt Thoi Nguyễn, những nỗ lực như vậy xem ra chỉ là một sự dại dột.

Thoi Nguyễn không phải là trường hợp cá biệt trong giới dân chửi. Lúc này, băng đảng Việt Tân cũng đang vẫy đuôi hưởng ứng những tuyên bố trung thành với Hoàng gia Anh:

Nếu các nhà dân chửi có lật đổ được chế độ, có lẽ họ cũng sẽ chỉ dựng lên một chế độ phong kiến trá hình mới mà thôi. Để thấy điều này, chỉ cần xem dòng họ Hoàng Cơ kiểm soát băng đảng Việt Tân lâu thế nào, hoặc xem mức tôn thờ mà các nhà dân chửi dành cho thần tượng nhọ nhem là ông Ngô Đình Diệm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *