Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
16910

Tuyên truyền nhân quyền là “mị dân”?

 

Núp sau vỏ bọc “đại diện cho tiếng nói của nhân dân” để vu cáo, công kích, bịa đặt về tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam hòng, hạ thấp vai trò, uy tín của Đảng và Nhà nước ta là thủ đoạn quen thuộc của kẻ chống phá, Chẳng hạn, sau khi Đề án Truyền thông về quyền con người ở Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 14-9-2022, họ lại có luận điệu suy diễn vô căn cứ rằng “Đề án là để mị dân với người dân trong nước, đối phó với quốc tế về nhân quyền” và phủ nhận về thành tựu, thực tiễn về các giá trị lý luận, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về dân chủ, nhân quyền; phê phán, xuyên tạc Việt Nam ngăn cản tự do ngôn luận, tự do bày tỏ chính kiến, tự do hội họp. Bằng chứng cho luận điệu này luôn là chính quyền, bắt, giam giữ những nhà hoạt động nhân quyền, có ý kiến “phản biện” Đảng, Nhà nước”.

Thực tiễn là, tôn trọng và bảo vệ quyền con người là một chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam, coi đó vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, thể hiện rõ nét tại văn kiện Đại hội XIII đã xác định: “Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ yêu cầu, nguyện vọng, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân…, lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu”.

Tính đến nay, Việt Nam đã tham gia 7/9 công ước của Liên Hợp quốc về quyền con người. Từ đó, tạo hành lang pháp lý vững chắc cho việc bảo vệ, bảo đảm và thực thi quyền con người, ngăn chặn, xử lý các hành vi xâm phạm quyền con người, quyền công dân. Song hành đó, Đảng và Nhà nước còn thể chế hóa trong Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật được xây dựng khá chặt chẽ và hoàn chỉnh.Từ Hiến pháp đầu tiên năm 1946 đến Hiến pháp năm 2013, Việt Nam đều nhất quán quy định các quyền con người. Trên cơ sở Hiến pháp năm 2013, các quy định về quyền con người tiếp tục được quy định cụ thể trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành như Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016; Luật An ninh mạng năm 2018; Luật Báo chí năm 2016… Đó cũng là bằng chứng khẳng định quyền con người ở Việt Nam ngày càng được đảm bảo thực hiện trong thực tế.

Những năm gần đây, phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” được khẳng định trong chủ trương của Đảng về dân chủ đã góp phần tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân theo Hiến pháp năm 2013; gắn quyền công dân với nghĩa vụ và trách nhiệm công dân đối với xã hội theo các điều khoản theo quy định của luật pháp.

Điều đó được thể hiện rõ trong các cuộc họp tiếp xúc cử tri tại các địa phương, người dân có quyền trực tiếp tham gia, phản ánh những vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội đến đại biểu HĐND các cấp, tiếp thu và giải trình kịp thời những vướng mắc của người dân, từ đó có những giải pháp phù hợp đảm bảo sinh kế trong đời sống nhân dân.

Tại các kỳ họp Quốc hội, phần lớn đại biểu Quốc hội chất vấn các thành viên Chính phủ được truyền hình trực tiếp, ngày càng đi vào chiều sâu. Việc chất vấn, trả lời chất vấn có trọng tâm, trọng điểm xoay quanh những vấn đề “nổi cộm”, mang tính thời sự trong xã hội đã trở thành diễn đàn đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Để từ đó, thông qua các đại biểu chất vấn chính sách, phương thức điều hành của Chính phủ đề xuất các giải pháp khắc phục kịp thời những khó khăn, thách thức đã và đang diễn ra.

Mặt khác, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, nhất là vai trò của các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp và Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội góp phần vào việc bảo vệ và thực hiện quyền con người cũng hết sức quan trọng. Bằng phương châm hành động “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, bứt phá, hiệu quả”, các cơ quan, tổ chức, đoàn thể… đã và đang phát huy hiệu quả chức năng, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức thực thi quyền lực hướng mạnh về cơ sở, địa bàn dân cư; thực hiện tốt vai trò giám sát, phản biện xã hội và đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *