Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
7340

Trương Văn Dũng và những cái loa rè !

Ngày 21-5, Công an thành phố Hà Nội cho biết Cơ quan an ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam và lệnh khám xét đối với Trương Văn Dũng. Trương Văn Dũng, sinh năm 1958, trú tại phường Nam Đồng (Đống Đa, Hà Nội), bị bắt để điều tra về tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quy định tại điều 88 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009.

Các quyết định và lệnh nêu trên đã được Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội phê chuẩn.

Cơ quan An ninh điều tra, Công an thành phố Hà Nội đang tích cực điều tra hành vi phạm tội của Trương Văn Dũng để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật. Vụ án Trương Văn Dũng mới đang ở giai đoạn đầu, sự việc sẽ được sáng tỏ hơn khi các cơ quan chức năng kết thúc giai đoạn điều tra, chuyển sang Viện Kiểm sát truy tố bị can trước Tòa án. Trong quá trình điều tra giải quyết vụ án, hỏi cung bị can của Điều tra viên là một hoạt động mang tính bắt buộc, có ý nghĩa vô cùng quan trọng để củng cố và chứng minh hành vi phạm tội của Trương Văn Dũng và làm sáng tỏ nội dung vụ án. Những ngày sắp tới chắc chắn Trương Văn Dũng sẽ có nhiều dịp để “đối thoại” với các Điều tra viên thuộc cơ quan an ninh. Mặc dù vậy các tổ chức thiếu thiện chí với Việt Nam đã lu loa rằng Dũng bị tra tấn, nhục hình, đưa tin sai lệch về tình hình sức khỏe của Trương Văn Dũng nhằm hạ uy tín của Việt Nam, cổ súy cho cái gọi là “phong trào zân chửi” đã đến hồi rệu rã…vì có những kẻ “Chí Phèo” như Trương Văn Dũng.

Sau khi trở thành quốc gia thành viên thứ 158 của Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người (sau đây gọi tắt là Công ước chống tra tấn) vào năm 2015, Việt Nam đã gửi Báo cáo quốc gia lần thứ nhất về thực thi Công ước chống tra tấn đến Ủy ban chống tra tấn vào năm 2017 và trình bày trực tiếp, bảo vệ thành công Báo cáo này trước Ủy ban chống tra tấn tại Thụy Sĩ vào năm 2018. Đến năm 2020, Việt Nam tiếp tục gửi Báo cáo giữa kỳ trả lời các bình luận và khuyến nghị của Ủy ban chống tra tấn về việc thực thi Công ước; cung cấp đầy đủ các lập luận và số liệu chứng minh, góp phần khẳng định quan điểm nhất quán và xuyên suốt của Đảng và Nhà nước Việt Nam về bảo vệ quyền con người nói chung, bảo đảm quyền không bị tra tấn nói riêng. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *