Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
31929

Trò hề khuấy sóng biển Đông nhằm kích động bài Trung

 

Trước diễn biến căng thẳng ở Ukcraina, những thế lực phản động tích cực “dọa dẫm” rằng Trung Quốc sẽ nhân cơ hội này đánh úp Đài Loan, chiếm Biển Đông và đặt vấn đề kiểu “Việt Nam có chống nổi Trung cộng ở biển Đông?”. Những bài viết kiểu này, cây bút chống cộng đều tỏ ra dày công nghiên cứu, phân tích về quan hệ Việt – Trung, đặc biệt là vấn đề biển Đông và những tác động của tình hình biển Đông đối với quan hệ hai nước ở giai đoạn hiện nay, mục đích nhằm kích động, hoài nghi về lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta có quyết tâm bảo vệ chủ quyền hay thỏa hiệp nhằm “giữ Đảng” và “đàn áp bất đồng chính kiến”, kiểu như: “mặc dù Trung Quốc vẫn không ngừng tìm cơ hội để khiêu khích và gây khó khăn cho Việt Nam ở Biển Đông, nhưng lãnh đạo Việt Nam vẫn ngậm đắng nuốt cay để chịu trận vì biết rằng, bất kỳ thái độ chống đối Trung Quốc nào cũng chỉ mang lại hậu quả khôn lường cho bản thân. Đó là lý do tại sao Công an và Cảnh sát Việt Nam đã ra tay đàn áp các cuộc biểu tình tự phát chống Trung Quốc ở Hà Nội và Sài Gòn trước đây.”

Sự quy chụp theo sự suy diễn chủ quan như vậy không những đã xuyên tạc lịch sử mà còn là biểu hiện của sự vu khống chính trị, hòng gây mâu thuẫn giữa Nhân dân với Đảng, Nhà nước Việt Nam, làm phương hại đến quan hệ Việt – Trung. Tuy nhiên qua chính những lập luận kiểu này cho thấy một số vấn đề như sau:

Thứ nhất, Đảng, Nhà nước Việt Nam chưa bao giờ từ bỏ chủ quyền của Việt Nam ở biển Đông mà ngược lại, đang tận dụng tốt mọi cơ hội để khẳng định và bày tỏ quyết tâm bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông.

Lịch sử VN đã lưu giữ đầy đủ bằng chứng quá trình VN khai phá, xác lập và bảo vệ chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Từ thế kỷ XVI thời chúa Nguyễn đã thành lập các đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải, khai thác nguồn lợi kinh tế và bảo vệ chủ quyền ở đó. Từ thời chúa Nguyễn Hoàng về sau, Hoàng Sa và Trường Sa tồn tại với tư cách là một đơn vị hành chính của Việt Nam.

Đến thời nhà Nguyễn từ 1802, càng đẩy mạnh bảo vệ chủ quyền ở Trường Sa và Hoàng Sa, nhà vua ban hành chỉ dụ, yêu cầu triển khai các hoạt động giữ đảo nghiêm túc, bài bản hơn. Từ năm 1816, vua Gia Long ban lệnh cho thuỷ quân với sự hướng dẫn của dân binh đội Hoàng Sa đi xem xét, đo đạc thuỷ trình ở quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Từ năm 1836 thời vua Minh Mạng đã thành thông lệ, hàng năm thuỷ quân đều ra Hoàng Sa, Trường Sa để vãng thám, đo đạc thuỷ trình, cắm cột mốc, dựng bia chủ quyền và tiến hành một số hoạt động khác.

Trong quá trình bảo vệ các vùng biển đảo ấy, không ít tiền nhân đã hy sinh, bỏ xác trên biển cả, thật xứng đáng là những anh hùng dân tộc. Thấu hiểu được thực tế nhân dân đi làm nhiệm vụ thiêng liêng cho Tổ quốc, năm 1837 vua Minh Mạng ra chỉ dụ gọi người hoạt động trong đội Hoàng Sa đã hy sinh khi làm nhiệm vụ là các “Hùng binh Trường Sa”. Sau này còn lấy tên người có công lớn đối với biển đảo để đặt tên cho đảo như đảo Hữu Nhật (chánh đội trưởng Nguyễn Hữu Nhật), đảo Quang Ảnh (cai đội Phạm Quang Ảnh) …

Thời hiện đại, VN luôn kiên quyết đấu tranh để bảo vệ chủ quyền ở biển Đông với nhiều phương thức, mềm dẻo, linh hoạt, hiệu quả.

Thứ hai, cần đánh giá khách quan, đúng bản chất các vụ biểu tình tự phát chống Trung Quốc ở Hà Nội và Sài Gòn các năm 2014, 2016.

Ngày 02/5/2014, Trung Quốc ngang nhiên kéo giàn khoan Hải Dương 981 tới vị trí nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển quốc tế năm 1982. Sau đó, tháng 4/2016, xảy ra sự cố môi trường biển, làm cá chết hàng loạt tại các tỉnh miền Trung, do Công ty thép Formosa xả chất thải luyện thép có độc tố ra biển. Quá bức xúc với những sự việc nêu trên, nhiều cuộc biểu tình của nhân dân diễn ra tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bình Dương, Vĩnh Phúc.

Ở Hà Nội, người dân đến khu vực tượng đài Lê Nin, phía trước Đại sứ quán Trung Quốc, góc đường Hoàng Diệu qua đại sứ quán Trung Quốc. Hàng nghìn người cùng hát quốc ca và những bài ca về biển đảo. Còn xe của công an phường trước cổng Đại sứ quán phát thanh vạch tội Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam

Cùng thời điểm với Hà Nội, tại TP HCM hàng nghìn người tay cầm băng rôn và biểu ngữ xuất phát từ Nhà hát thành phố, tuần hành qua đường Đồng Khởi, Nhà thờ Đức Bà rồi về ngã tư Hai Bà Trưng – Nguyễn Đình Chiểu, gần Lãnh sự quán Trung Quốc tại TP HCM. Họ hô vang các khẩu hiệu: “Yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan về nước”, “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”…  Sau khi được công an giải thích, những người phản đối vòng qua Hồ Con Rùa, đường Lê Duẩn, Đinh Tiên Hoàng rồi trở về gần Lãnh sự quán tiếp tục hô vang khẩu hiệu.

Ở Đà Nẵng có hơn 3.000 người tập trung tại công viên Bạch Đằng, dưới chân cầu Rồng, căng băng rôn, biểu ngữ yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 khỏi thềm lục địa Việt Nam. Cuộc biểu tình phản đối thu hút sự chú ý, quan tâm của người dân và khách du lịch tại thành phố bên sông Hàn.

Ở tỉnh Bình Dương, khoảng 7.000 công nhân công ty giày Thông Dụng, phường An Phú, TX Thuận An, tuần hành qua nhiều tuyến đường và hô vang khẩu hiệu phản đối việc Trung Quốc ngang ngược. Tại thị xã Thủ Dầu Một, hàng nghìn công nhân Công ty may mặc Hoàng Gia Cát Tường cũng lãn công, tiến hành tuần hành tại khu vực đường Bác sĩ Yersin, phường Hiệp Thành.

Đáng nói là tại các cuộc biểu tình ấy, lúc đầu diễn ra ôn hoà, sau đó có dấu hiệu quá khích đã kích động phá cổng một số doanh nghiệp, đột nhập vào bên trong, yêu cầu chủ doanh nghiệp cho công nhân nghỉ việc và lôi kéo số này 3.02tham gia cổ vũ lực lượng. Một số kẻ trong đám đông đã kích động công nhân đập phá cổng, tường rào và tài sản của doanh nghiệp, gây hỗn loạn. Thậm chí có kẻ lợi dụng tình hình rối loạn để cướp tài sản, đốt nhà xưởng, hành hung các bảo vệ và chuyên gia. Nhiều công ty, doanh nghiệp Đài Loan, Trung Quốc và Hàn Quốc bị đột nhập và phá hoại tài sản. Lực lượng Cảnh sát cơ động (Bộ Công an) đã được chi viện để phối hợp với Công an tỉnh ngăn cản kịp thời các hành động của một số kẻ quá khích, đồng thời làm rõ hành vi, xử lý nghiêm theo pháp luật.

Vậy, thử hỏi: chính quyền, lực lượng vũ trang vào cuộc, trấn áp kẻ quá khích có hành vi trái pháp luật là việc làm có ích giúp dân, giúp nước hay là “đàn áp biểu tình”?  Rõ ràng là không phải “đàn áp các cuộc biểu tình” như cách mà Phạm Trần xuyên tạc!

Thứ ba, bàn về việc Việt Nam có giữ được chủ quyền ở biển Đông không?

VN tất yếu và kiên quyết phản đối hành động xâm lấn Trường Sa, Hoàng Sa, vi phạm chủ quyền ở biển Đông, vì có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử, phù hợp với luật pháp quốc tế. Vì vậy, TQ không thể tùy tiện đơn phương làm điều trái luật pháp quốc tế và vi phạm quyền của Việt Nam ở đó.

Từ trước đến nay, TQ nhiều lần xâm lược, thống trị Việt Nam, nhưng có “nuốt được đâu”. Kể cả ngàn năm Bắc thuộc tưởng đã yên mà vẫn bị lật ngược bằng chiến thắng Ngô Quyền năm 938, đem lại độc lập dân tộc VN, tiếp đến là những chiến thắng của Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… và chiến thắng bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979.

Nay dù sóng biển Trường Sa, Hoàng Sa hung dữ và âm mưu xuyên tạc của những đam tay chân phản động có ác độc đến mấy cũng không xô đẩy được lòng kiên trung giữ biển đảo của nhân dân Việt Nam!  Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam đã nhận thức rằng, để thực hiện tốt sự nghiệp vẻ vang trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay, không chỉ dựa vào tiềm lực sức mạnh quân sự mà còn phải kết hợp nhuần nhuyễn giữa các biện pháp đấu tranh chính trị, ngoại giao, pháp lý, kết hợp giữa sức mạnh trong nước và sức mạnh của thời đại tạo sự đồng thuận rộng rãi.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *