Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
26786

Thế giới đã thoát khỏi “Đà suy thoái dân chủ toàn cầu”?

 

Đầu tháng 06/2022, fanpage Tập hợp Dân chủ Đa nguyên đã đăng một bài viết ký tên Rye Nguyễn, mang tựa đề “Thế giới trước một văn hóa chính trị mới”. Trong bài này, tác giả cho rằng diễn biến của cuộc chiến Nga-Ukraine cho thấy văn hóa chính trị trên toàn thế giới đã thay đổi: sau một đêm, “người dân” đã trở nên yêu dân chủ, ghét độc tài, đồng lòng đứng lên đánh đổ những chế độ độc đảng còn sót lại. Đặc biệt, để tìm minh chứng cho cái nhìn có vẻ ngây thơ này, người viết đã đưa vào bài một số đoạn khá kỳ cục, chẳng hiểu tính logic ở đâu. Xin trích ra đây một đoạn để mọi người cùng xem và cười vui vẻ:

“Vào thời điểm năm ngoái, có một sự kiện cũng đáng chú ý khác là cuộc đảo chính tại Myanmar dẫn đến sự tái thiết chế độ độc tài quân phiệt. Nhìn vào bề mặt sự kiện thì đây là một thoái bộ về dân chủ. Nhưng chúng ta cũng thấy được sự chống trả quyết liệt của quần chúng với chế độ quân phiệt, bất chấp bị giết hại và cảnh đàn áp đẫm máu. Họ đã có một chế độ dân chủ tồi dở dưới sự lãnh đạo của bà Aung San Suu Kyi, nhưng đã có đông đảo người, nhất là tuổi trẻ, sẵn sàng chết để bảo vệ nền dân chủ đó. Tương tự Putin chỉ nhìn thấy sự bất mãn của người Ukraine với chính quyền hiện tại : tầng lớp chính trị cũ tham nhũng, thiếu viễn kiến, còn uy tín của tân tổng thống Zelensky trước chiến tranh cũng xuống rất thấp, chỉ trên 20% (thấp hơn cả thời điểm thấp nhất của Putin). Nhưng điều mà cả Min Aung Hlaing và Putin đều không nhìn thấy là quần chúng nhân dân đã đoạn tuyệt với quá khứ độc tài và đang chờ đón một tương lai mới mở ra trước mắt trong, một thể chế dân chủ. Những sinh hoạt dân chủ trong những chế độ vừa thoát khỏi ách độc tài toàn trị có thể còn có nhiều khuyết điểm, chưa tuyệt hảo, nhưng không một người dân nào chấp nhận sống lại dưới chế độ độc tài. Putin đã lầm khi tưởng mang đại quân vượt qua biên giới thì chính quyền dân cử tại Ukraine sẽ đầu hàng và chấp nhận sự thống trị của nước Đại Nga. Các chế độ dân chủ tuy không hoàn toàn tuyệt hảo nhưng có khả năng tự xét lại và truy tìm một đồng thuận mới để thay đổi xã hội một cách tốt đẹp hơn.”

Những “sinh hoạt dân chủ” “còn nhiều khuyết điểm”, “chưa tuyệt hảo” mà Rye Nguyễn nhắc đến ở đây là gì? Đó chính là cuộc diệt chủng sắc dân thiểu số Rohingya, mà chính quyền Myanmar thời bà Aung San Suu Kyi đã tiến hành một cách không ngần ngại. Cuộc diệt chủng này là một vi phạm nhân quyền nghiêm trọng và một biểu hiện phản dân chủ rõ rệt, chứ không phải là những “sinh hoạt” “còn nhiều khuyết điểm”, “chưa tuyệt hảo” như lối nói giảm nói tránh trong bài. Cách dùng từ của bài viết này đã lấp liếm một tội ác.

Sau nữa, cuộc chống trả ở Myanmar đang diễn biến thế nào? Nó có hay không được Mỹ, và cái gọi là “thế giới tự do”, ủng hộ bằng những biện pháp thiết thực? Nó có bảo vệ được chính quyền đa đảng của Aung San Suu Kyi không? Nếu không, thì nó đang thất bại, dù bài viết có cố tô hồng hiện thực thế nào đi nữa.

Nhìn lại, có thể thấy chính vụ diệt chủng người Rohingya đã khiến Aung San Suu Kyi bị mất uy tín, bị quốc tế cô lập, từ đó cho phép vụ đảo chính xảy ra. Đà “suy thoái dân chủ” toàn cầu mà bài viết nhắc đến không xuất phát từ âm mưu của “độc tài”, mà từ sự thối nát bên trong chính các nhà nước đa đảng đã bị thị trường và lợi quyền chi phối. Nhiệm kỳ của Donald Trump là ví dụ rõ nhất.

Buồn thay, các nhà dân chửi vẫn đang ăn nói vòng vo để che đậy thực tế này, và bẫy các cư dân mạng cả tin vào vũng lầy của họ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *