Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
20652

Nước Mỹ chia rẽ vì bầu cử Tổng thống, Việt Nam có nên học đòi?

Nước Mỹ chia rẽ vì bầu cử Tổng thống, Việt Nam có nên học đòi?

Nước Mỹ chia rẽ vì bầu cử Tổng thống, Việt Nam có nên học đòi?. Những ngày qua, giới zân chủ, ba que gốc Việt triệt để lợi dụng sự quan tâm lớn của dân Việt đối với sự kiện bầu cử tổng thống Mỹ để phát tán nhiều bài so sánh hình thức bầu cử tại Mỹ và Việt Nam, xuyên tạc nhân sự Đại hội Đảng XIII đều được sắp xếp từ trước, thiếu minh bạch; bầu cử tại Việt Nam không ai quan tâm vì kết quả đều đã biết trước, người dân không được tham gia bầu cử. Họ cũng khai thác diễn biến chuyến thăm Việt Nam của Ngoại trưởng Mỹ đả phá chính sách ngoại giao “đu dây” của Việt Nam giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Nước Mỹ chia rẽ vì bầu cử Tổng thống, Việt Nam có nên học đòi?
Nước Mỹ chia rẽ vì bầu cử Tổng thống, Việt Nam có nên học đòi?

Công nhận, bầu cử Mỹ kịch tính, hấp dẫn y như bộ phim Hollywood căng thẳng đến phút cuối, nhưng nó không chỉ dừng ở chính trường mà nó phá nát luôn cả xã hội Mỹ, khiến dân chúng chia rẽ, đảng phái chia rẽ, chửi bới nhau như hàng tôm hàng cá trên báo chí truyền thông.

Còn đây là lời than thở của một cựu nhà báo người Việt đang sống ở Mỹ về nước Mỹ những ngày qua:

“Chỉ một ngày nữa tương lai nước Mỹ sẽ được định đoạt. Đây đúng là lá phiếu quyết định tương lai nước Mỹ và tương lai thế hệ sau chứ không chỉ là cuộc bầu cử của năm 2020 và mọi việc lập tức có thể ngã ngũ sau ngày bầu cử, như ở các cuộc bầu cử trước. Nước Mỹ đã rạn nứt và chia rẽ khủng khiếp đến mức nó không còn có thể “trở lại bình thường”, bất luận bên thua cuộc là ai. Vấn đề đã không còn là bang đỏ, bang xanh; hoặc Cộng hòa hay Dân chủ. Sự phân rẽ và chia cắt đã bị khoét sâu nghiêm trọng đến độ cả hai bên giờ đều xem nhau như kẻ thù. Nếu chịu khó đọc và theo dõi kỹ các cuộc khẩu chiến mạt sát nhau giữa người Mỹ với người Mỹ trên những dòng bình luận bên dưới các trang báo Mỹ, bên dưới fanpage The White House, bên dưới fanpage Biden và Trump, bên dưới fanpage của các chính trị gia Cộng hòa và Dân chủ…, mới thấy kết quả bầu cử dù như thế nào thì xã hội Mỹ cũng đã đi đến giai đoạn trầm trọng không còn có thể hàn gắn một sớm một chiều…

“Bà không còn là mẹ tôi nữa” – đó là tựa bài báo Reuters (2-11-2020), khi viết về gia đình bà Mayra Gomez. Cậu con trai 21 tuổi của bà đã nói thẳng thừng: “Bà không còn là mẹ tôi nữa vì bà bỏ phiếu cho Trump”. Câu chuyện trên không phải cá biệt. Có vô số gia đình Mỹ đang rạn nứt vì cuộc bầu cử chưa từng có trong lịch sử Mỹ này. Bạn bè chia tay nhau, hàng xóm không nhìn mặt, vợ chồng cãi vả, con cái xung đột bố mẹ… Tất cả chỉ vì cuộc bầu cử nói chung và vì quan điểm đối nghịch trong việc ủng hộ Trump hoặc Biden nói riêng. Một báo cáo do Trung tâm nghiên cứu Pew thực hiện tháng 9-2020 cho thấy, gần 80% người ủng hộ Trump và Biden nói rằng họ có ít bạn hoặc thậm chí không có bạn ủng hộ ứng cử viên đối thủ. Gayle McCormick 77 tuổi, người chia tay ông chồng 81 tuổi sau khi ông bỏ phiếu cho Trump năm 2016, nói: “Tôi nghĩ di sản của Trump cần một thời gian rất dài để kéo mọi thứ trở lại bình thường”.

“Di sản của Trump cần một thời gian rất dài để kéo mọi thứ trở lại bình thường” cũng đúng đối với người Việt. Định kiến của một số người Việt đối với đảng Dân chủ Mỹ đã đi đến ngưỡng “point of no return”, cũng y hệt ở chiều ngược lại, đối với những người ủng hộ đảng Dân chủ. Bất luận ai thắng, ranh giới chiến tuyến được vạch ra, rõ đến mức không thể nào có thể rõ hơn, với sự đối đầu quyết liệt không chút nương tay, chắc chắn không vì thế sẽ được xóa đi, nếu không nói là vẫn ở mức độ ác liệt như bốn năm qua. Kết quả bầu cử không như bất kỳ trận đấu bình thường nào. Bất luận tỉ số trận đấu ra sao, cổ động viên hai bên cũng sẽ không hài lòng và sẽ tiếp tục đánh nhau ngay cả khi sân cỏ đã vắng bóng đội bóng. Chẳng ai có thể đoán được đến khi nào hai bên mới có thể lại cùng chung sống trong hòa bình.”

Nếu ai muốn biến chính trường Mỹ là cuộc chiến bẩn thỉu như thế nào, chia rẽ ra sao hãy chịu khó đọc cuốn sách best seller một thời của cựu Tổng thống Obama “Giấc mơ Mỹ”!

Nhân quyền Việt Nam

Hiếu Ngọc

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *