Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
18935

Nước Mỹ chia rẽ, hỗn loạn vì cuộc bầu cử tổng thống

Việc đương kim Tổng thống Donald Trump không chấp nhận kết quả và đã khởi kiện về gian lận trong bầu cử. Ứng cử viên Joe Biden, người tuyên bố chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 3/11, kêu gọi đoàn kết toàn dân trong khi kết quả bầu cử vẫn chưa chính thức ngã ngũ, biểu tình nổ ra khắp mọi nơi giữa những cử tri ủng hộ Trump hay Biden… Không chỉ giới zân chủ Việt chia rẽ, mâu thuẫn đến tan hoang vì cuộc bầu cử này, mà chính cộng đồng người Việt ở Mỹ cũng bị chia rẽ sâu sắc, còn đối với người dân Mỹ và chính trường Mỹ, sự chia rẽ có lức tưởng như dẫn tới khủng hoảng, nội chiến, khiến cộng đồng mạng Việt Nam giễu cợt, phải chăng “cách mạng màu” đang diễn ra ở nơi sinh ra nó”

Người ủng hộ Biden cãi cọ với người ủng hộ Trump trong cuộc biểu tình ngoài Trung tâm TCF ở Detroit, Michigan hôm 6/11. Ảnh: AFP.

THƯỢNG TẦNG CHÍNH TRỊ MỸ CHIA RẼ

Nước Mỹ bắt đầu bước vào giai đoạn chia rẽ từ thượng tầng chính trị cho tới bình dân vì kết quả cuộc bầu cử tổng thống năm nay. Ngày 7/11, các kênh truyền thông thân đảng Dân chủ tuyên bố ứng cử viên Joe Biden chính thức đắc cử Tổng thống Mỹ, sau 4 ngày kiểm phiếu căng thẳng. Theo các kênh truyền hình CNN, NBC và CBS, ông Joe Biden, cựu Phó Tổng thống Mỹ, năm nay 78 tuổi, đã thu được phiếu của 273 đại cử tri nhờ thắng lợi tại Pennsylvania, một trong những bang chủ chốt trong cuộc bầu cử tổng thống lần này. Nhưng, ứng cử viên Donald Trump của đảng Cộng hòa không thừa nhận thất bại vì cho rằng đã có gian lận trong cuộc bầu cử.

Cùng ngày, trong bài diễn văn đầu tiên tại Wilmington, Delaware trên quê nhà, ông Joe Biden kêu gọi toàn dân “đoàn kết, chấm dứt xem những đối thủ là kẻ thù”. Với ông, “không có những bang mang màu xanh hay màu đỏ”, tức là ủng hộ đảng Dân chủ hay Cộng hòa, mà tất cả đều là “những bang thuộc về nước Mỹ”. Ông Biden kêu gọi 70 triệu cử tri ủng hộ Tổng thống Trump hãy vượt qua bất đồng để cùng xây dựng một đất nước vững mạnh.

Nhưng, chỉ ít giờ sau, ông Trump lên tiếng chối bỏ thất bại. Ông tố cáo đối thủ đã “vội vàng” nhận lấy chiến thắng trong lúc mà “cuộc bầu cử lần này còn lâu mới kết thúc”. Các luật sư của ông Donald Trump thông báo tiếp tục tiến hành các thủ tục pháp lý. Luật sư riêng của ông Trump, Rudy Giuliani khẳng định bên đảng Dân chủ đã có những động thái cho thấy có “gian lận” bầu cử.

Ông Trump đã kêu gọi các đồng minh ủng hộ ông một cách rõ ràng hơn trong cuộc chiến chống sự gian lận. Tuy nhiên, lời kêu gọi này đã không mấy được hưởng ứng: rất hiếm nghị sĩ trong phe của ông bày tỏ công khai mối nghi kị của họ đối với quy trình bầu cử. Ngay cả thượng nghị sĩ Mitt Romney, một trong những gương mặt hàng đầu của đảng Cộng hòa, cũng đã chúc mừng ông Joe Biden. Lãnh đạo phe Cộng hòa chiếm đa số ở Thượng viện, theo như những gì cho thấy, sẽ phải dàn xếp với chính quyền thuộc đảng Dân chủ, tuyệt nhiên không tham gia vào việc tố cáo những bất thường của cuộc bỏ phiếu.

Ban vận động tranh cử của ông Trump đã bố trí các luật sư đến những bang vẫn còn đang tiến hành kiểm phiếu. Chánh án Tòa án Tối cao Mỹ, ngày 6/11 ra phán quyết những lá phiếu gửi qua đường bưu điện đến sau ngày 3-11 phải được xử lý riêng biệt so với những lá phiếu khác.Cho đến nay, các vụ kiện của phía Tổng thống Trump vẫn chưa đưa ra được bất kỳ bằng chứng nào cho các cáo gian lận trên diện rộng. Và các lập luận mà ban vận động bầu cử của ông Trump đưa ra vẫn không làm thay đổi kết quả ở bất kỳ bang nào.

Ngày 8/11, ê-kíp của ông Joe Biden đã lập một trang web mới, nêu chi tiết chương trình của tổng thống tân cử trong giai đoạn chuyển tiếp cho đến khi ông Biden nhậm chức vào ngày 20-1-2021. Trong đó có 4 ưu tiên chính: chống đại dịch COVID-19, giải quyết khủng hoảng kinh tế, bảo đảm công bằng xã hội, chống phân biệt chủng tộc và chống biến đổi khí hậu. Ngoài ra, ngày 9/11, ông Biden còn lập một đơn vị xử lý khủng hoảng mới, được ông thông báo trong bài diễn văn chiến thắng ngày 7-11.

Nhóm chuyên gia này phụ trách lập một kế hoạch xử lý đại dịch, sẽ có hiệu lực ngay từ ngày 20-1-2021. Theo các chuyên gia, phạm vi hoạt động cho đến ngày 20-1-2021 của tổng thống tân cử sẽ phụ thuộc vào thái độ của tổng thống đương nhiệm trong những ngày tới. Giai đoạn này được cho là đầy trắc trở vì Tổng thống Donald Trump không công nhận thất bại và khởi động cuộc chiến pháp lý từ ngày 9-11. Như vậy, đội ngũ của ông Biden khó có thể  được tham khảo những hồ sơ quan trọng hoặc được tóm lược về các vấn đề an ninh quốc phòng.

CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO THẾ GIỚI CHIA RẼ

Từ NATO đến Liên minh châu Âu, từ Pháp, Đức, Anh cho đến Ấn Độ, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc ở Thái Bình Dương, từ Canada cho đến châu Mỹ Latinh và Trung Đông, lãnh đạo quốc gia và các định chế quốc tế đều tỏ ra rất hài lòng và muốn nhanh chóng bắt tay vào việc với nước Mỹ của ông Joe Biden. Trong số các phản ứng tiêu biểu, thông điệp chào mừng của Tổng thống Pháp Macron kêu gọi tổng thống đắc cử cùng nhau hành động trước muôn vàn thách thức. Thủ tướng Đức Angela Merkel, sau 4 năm căng thẳng với ông Donald Trump, nhấn mạnh đến yếu tố “không thể thay thế được” trong quan hệ xuyên Đại Tây Dương để cùng nhau vượt qua những thử thách lớn của thời đại.

Bên cạnh phản ứng của hai đầu tàu và các thành viên khác của EU, chủ tịch Ủy ban châu Âu Leyen và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel khẳng định quyết tâm xây dựng đối tác bền vững với Hoa Kỳ. Thủ tướng Anh Boris Johnson chúc mừng “thành công lịch sử” của cuộc bầu cử. London sẵn sàng hợp tác với chính quyền mới trong các vấn đề ưu tiên chung. Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg không mong ước gì hơn là chào mừng “ủng hộ thành viên kiên cường” của Liên minh Bắc Đại Tây Dương và “nóng lòng” hợp tác với Tổng thống đắc cử.

Tại châu Á, chỉ có Thủ tướng Nhật Bản cũng như Tổng thống Hàn Quốc và Thủ tướng Úc, lãnh đạo 3 đồng minh then chốt của Mỹ trong khu vực gửi thông điệp với nội dung tương tự: “Chúc mừng nhị vị Joe Biden và Kamala Harris đắc cử”, mong chờ “củng cố mối quan hệ đồng minh vững bền”. Tại Trung Đông, Thủ tướng Israel Netanyahu, với giọng thân mật “chúc mừng người bạn từ 40 năm”. Còn Chủ tịch Palestine Mahmoud Abbas kêu gọi ông Joe Biden “củng cố quan hệ” Mỹ-Palestine.

Ngày 9-11, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov giải thích với báo giới tại sao Tổng thống Nga Vladimir Putin không chúc mừng sớm ông Joe Biden, trong khi đã từng làm như vậy ngay khi ông Donald Trump đắc cử. Theo ông Peskov, sự tranh cãi về kết quả là nguyên nhân.

NGƯỜI DÂN MỸ CHIA RẼ NGHIÊM TRỌNG VÌ CUỘC BẦU CỬ TỔNG THỐNG

Liên tiếp các cuộc biểu tình ủng hộ đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa bùng phát, một số người dân còn trang bị vũ khí khiến các nhà chức trách Hoa Kỳ phải thắt chặt an ninh.

Người biểu tình ủng hộ Tổng thống Donald Trump tập trung bên ngoài các trung tâm kiểm phiếu ở nhiều thành phố trên toàn quốc, cáo buộc đảng Dân chủ đang cố gắng đánh cắp chiến thắng nhờ những lá phiếu bất hợp pháp.

Đáng chú ý, một số người trong đám đông còn công khai mang theo súng trường và súng ngắn, khiến quan chức bầu cử ở một số bang mà ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden đang dẫn đầu như Nevada, Arizona, Pennsylvania và Georgia lo sợ cho sự an toàn của nhân viên.

Hàng trăm người yêu mến ông Donald Trump đã tập trung trong ngày thứ ba liên tiếp trước trung tâm bầu cử ở Phoenix (Arizona) và Detroit (Michigan), hô vang khẩu hiệu: “Ngăn chặn hành vi trộm cắp”, “Hãy làm cuộc bầu cử công bằng” hay “Chúng tôi yêu Trump”. 

Dù chưa biết ai thắng, ai thua nhưng cuộc bầu cử tổng thống khiến người dân Mỹ chia rẽ nghiêm trọng. Trái ngược với sự tức giận của những người ủng hộ đảng Cộng hòa, hàng trăm thành viên đảng Dân chủ vui tươi hát ca, chơi violin, nhảy múa… trên các con đường tại thành phố Philadelphia, khi ông Joe Biden vượt lên dẫn trước Tổng thống Donald Trump tại đây.

Ngoài ăn mừng, một số người ủng hộ ứng viên đảng Dân chủ còn đấu tranh, giương cao khẩu hiệu “kiểm đếm từng lá phiếu” để chắc chắn các cơ quan kiểm phiếu không loại bỏ phiếu bầu vì áp lực pháp lý của Tổng thống Donald Trump.

Bên cạnh những cuộc biểu tình ủng hộ đảng Dân chủ và Cộng hòa, các quan chức địa phương còn e ngại các cuộc nổi loạn chống phân biệt chủng tộc gia tăng trong tình hình bất ổn hiện nay.

CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT CŨNG CHIA RẼ SÂU SẮC

Trong cộng đồng người Việt tại Mỹ, cuộc bầu cử tổng thống diễn ra sôi động với tỉ lệ ủng hộ giữa 2 ứng cử viên so kè sát nút. Theo đó, tỷ lệ bỏ phiếu cho tổng thống Donald Trump là 48%, trong khi đó, chỉ có 36% phiếu bầu dành cho ông Biden.  Điều này dẫn đến nhiều tranh cãi và chia rẽ lớn giữa các cử tri gốc Việt với nhau.

Cũng như các cộng đồng khác, người gốc Việt cũng tổ chức các sự kiện như tuần hành ủng hộ ông Biden hoặc ông Trump.  Mới đây một cuộc tuần hành diễn ra ở phố Bolsa, khu Little Sài Gòn, hai nhóm người Việt đối đầu nhau căng thẳng dù không ẩu đả.

Phía ủng hộ ông Biden nêu lên khẩu hiệu “xây dựng lại tốt đẹp hơn”. Trong khi đó, ở phe đối lập hô hào “4 năm nữa” cho tổng thống Donald Trump và công kích đối phương bằng cách lên án tư cách cá nhân của những người ủng hộ liên danh Biden – Harris. Rất may không có cuộc ẩu đả nào xảy ra.

Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ không chỉ làm chia rẽ cộng động mà còn gây ra những bất đồng lớn giữa các thế hệ trong gia đình gốc Việt tại Mỹ. Theo đó thế hệ người trẻ có quan điểm tự do ủng hộ ứng cử viên Biden còn thế hệ cha mẹ của họ lại quyết định bỏ phiếu cho tổng thống đương nhiệm Doanld Trump.

Một thống kê khác cho thấy, hầu hết những người ủng hộ tổng thống Trump hầu hết là lớn tuổi và theo quan điểm bảo thủ. Nguyên nhân chủ yếu khiến những cử tri này đặt niềm tin vào tổng thống Trump là vì những quan điểm cứng rắn của ông với Trung Quốc.

Như vậy, liên tiếp cuộc bạo loạn khiến nước Mỹ tan hoang vì phong trào Black Live Matter, vì dịch bệnh CoVid-19 lại đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ cho thấy, giá trị dân chủ Mỹ đang bị lung lay tận gốc rễ. Mọi lý luận đều trở nên bế tắc, đến mức, Đức đi đầu trong Liên minh Châu Âu – đối tác bền vững nhất trong “cách mạng đấu tranh dân chủ, nhân quyền” đã khởi xướng yêu sách cấm vận nước Mỹ đòi nước Mỹ phải thay đổi cách thức bầu cử để bảo vệ giá trị dân chủ. Nước Mỹ chia rẽ như vậy chỉ có lợi cho các đối thủ đang cạnh tranh, mưu đồ soán ngôi đơn cực của Mỹ trong dẫn dắt thế giới như Nga, Trung Quốc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *