Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
19143

Nông dân hay kẻ đội lốt đấu tranh cổ súy bạo lực?

 

Gần đây liên tiếp các phiên tòa phúc thẩm những kẻ được dán nhãn là “nhà hoạt động xã hội dân sự” như Phạm Thị Đoan Trang, Lê Văn Dũng, Trịnh Bá Phương, Nguyễn Thị Tâm, dễ hiểu cường độ đưa tin bài xuyên tạc, công kích các phiên tòa và lên án Nhà nước Việt Nam “đàn áp”, “bịt miệng bất đồng chính kiến” dày đặc trên truyền thông phương Tây chống Việt Nam như BBC, RFA, VOA – những nơi mượn danh nghĩa truyền thông để truyền tải những luận điệu của các tổ chức, cá nhân công kích, đả phá Nhà nước Việt Nam với đủ lập luận biến hóa phong phú, bất chấp sự lô gic, miễn là truyền tải càng nhiều “tiếng nói phản đối” càng tốt.

Chẳng hạn, mang danh phản ánh dư luận xung quanh phiên tòa, BBC có bài Tổ chức quốc tế lên tiếng phiên tòa xử Trịnh Bá Phương và Nguyễn Thị Tâm, trong đó trích dẫn 2 ý kiến của đại diện tổ chức Theo dõi Nhân quyền quốc tế – HRW và Project88, đều là những tổ chức ngày ngày đưa tin xuyên tạc, vu cáo, lên án, công kích, đả phá Việt Nam quyết liệt nhất

Trong đó, đại diện Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) – ông Phil Robertson, Phó Giám đốc khu vực châu Á cho rằng: “Việc nhà cầm quyền lạm dụng quyền lực đối xử với Trịnh Bá Phương và Nguyễn Thị Tâm đã phơi bày những lời hứa suông của Việt Nam trong việc hỗ trợ nông dân bằng cách cung cấp đất đai cho hai người”. Hai người nông dân này đã bị đẩy vào con đường hoạt động chính trị bởi chính quyền cưỡng chế, tịch thu đất của họ, dồn họ vào thế phải hành động giành lại đất để có thể nuôi sống bản thân và gia đình…”.Ông còn nói thêm rằng, “Đảng Cộng sản Việt Nam đã quên rằng nông dân là một trong những người hưởng ứng cách mạng đầu tiên, và bây giờ họ thẳng tay ném quyền lợi của nông dân ra ngoài cửa sổ”. Còn đại diện tổ chức Project88 thì cho rằng, việc xử lý Trịnh Bá Phương và Nguyễn Thị Tâm nằm trong chiến dích đàn áp “nhà hoạt động” của chính quyền khiến nhiều kẻ đi tù hoặc phải bỏ trốn khỏi đất nước.

Có thể thấy, điểm chung của các lập luận lên án phiên tòa xử Trịnh Bá Phương và Nguyễn Thị Tâm là họ đều tránh né đề cập đến căn cứ, chứng cứ kết tội, biểu hiện vi phạm pháp luật bị định tội tại tòa những những bị cáo này, chủ yếu loanh quanh những tình tiết kiểu như:

Thứ nhất là xoáy sâu vào thân nhân không được vào dự phiên xử để phủ nhận giá trị, tính công khai, công minh của phiên tòa (tất nhiên với ai hiểu sự việc đều biết, những thân nhân này không hề “ôn hòa” hay tuân thủ quy định phiên tòa, họ mượn cớ thân nhân để gây rối, phá phách phiên tòa, cổ vũ bị cáo chống đối cực đoan hơn theo đúng như kịch bản họ được giao phó, còn với những thân nhân ôn hòa, tuân thủ quy định tòa án, từ trước đến nay, không ai không được có mặt tại phiên xử cả).

Thứ hai, họ đều xoáy vào vỏ bọc hoạt động, danh nghĩa xã hội của bị cáo trước khi bị bắt, xử tù để công kích, chia rẽ, phủ nhận việc kết án. Chẳng hạn, họ cho rằng Trịnh Bá Phương và Nguyễn Thị Tâm là “những nông dân”, việc xử tù người nông dân là phản bội lợi ích đấu tranh cho người lao động, cho tầng lớp nông dân, chính sách đất đai của chế độ, trong khi không thèm đếm xỉa đến căn cứ để kết án hành vi phạm tội của 2 bị cáo trên chẳng dính dáng gì đến “nghề nghiệp” của họ hết. Tổng thống phạm tội cũng bị xử tù, điều đó không có nghĩa rằng chính quyền xử tù tổng thống của một quốc gia mà xử tù kẻ có hành vi vi phạm pháp luật của quốc gia đó. Dường như những tư duy lo gic căn bản đó, những cá nhân, tổ chức mang danh “đấu tranh dân chủ, bảo vệ nhân quyền” cố ý không chịu hiểu.

Thứ ba, họ luôn tìm cách xâu chuỗi việc bắt, xử lý liên tục vài người “phe dân chủ” để chính trị hóa việc xử lý các cá nhân chống đối, vi phạm pháp luật là nằm trong ý đồ chính trị của chế độ, của Đảng “trả thù bất đồng chính kiến” nhằm gây dư luận hoài nghi tính công minh, khách quan của các phiên tòa. Nói theo kiểu lập luận này, thì chưa khi nào chính quyền dừng “chiến dịch” cả, năm nào chẳng vài ông bà phản động nhập kho sau khi công an tích đủ chứng cứ phạm tội thuyết phục theo đúng luật.

Có điều, họ chẳng dám đề cập đến là ngày càng ít người dân Việt Nam quan tâm đến phiên tòa xử lý những kẻ chống chính quyền và đa phần đều ủng hộ mỗi khi chính quyền cho số này “nhập kho”.  Đây mới thực sự là bi kịch của những kẻ ảo tưởng bản thân, tự khoác cho mình tấm áo “nhà hoạt động”, “nhà đấu tranh” đầy khôi hài

Thế nên có blogger mới chế giễu, còn nghe BBC xui khiến thì còn bị “vào lò”!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *