Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
34434

Lợi dụng vụ án “chuyến bay giải cứu”, Quốc Phương và Nguyễn Quang A bày trò công kích chế độ!

Chiều ngày 28.7.2023, Tòa án nhân dân TP. Hà Nội đã tuyên án vụ “chuyến bay giải cứu”. Theo đó, Hội đồng xét xử đã tuyên án 54 bị cáo, trong đó có 4 bị cáo bị tuyên phạt mức án chung thân. Mức án đưa ra cho các bị cáo trong vụ án đã thể hiện sự nghiêm minh, công tâm, thấu tình đạt lý của các cơ quan tố tụng. Đây là hệ quả của những hành vi sai trái mà họ đã gây ra, cho dù họ là ai, giữ cương vị nào, là mình chứng cho khẳng định không hề “có vùng cấm”.

Tuy nhiên, bên ngoài phòng xử án, nhiều những Facebooker, Tiktoker tung hô “màn” bào chữa “khét” của các đối tượng vi phạm pháp luật. Thậm chí, những “anh hùng bàn phím” đã tự làm thay cơ quan tố tụng từ khâu điều tra, luận tội và cả tuyên án. Cùng với đó, nhiều trang mạng phản động đã lợi dụng những thông tin trong phiên tòa để cắt gọt, thêu dệt, đưa ra những luận điệu xuyên tạc, vu khống cơ quan tố tụng là kết tội bị cáo dù “chứng cứ phạm tội không có hoặc rất yếu, không đủ sức thuyết phục”.

Tiêu biểu phóng viên đài RFA Quốc Phương, có bài viết: “Chuyến bay giải cứu: Bốn án chung thân là chưa đủ; cần cải tổ lại toàn bộ nền tư pháp Việt Nam” viện dẫn ý kiến của Nguyễn Quang A xuyên tạc rằng: Đảng và Nhà nước Việt Nam “đang sử dụng chiến dịch này như một ‘chiêu thức’ để chứng minh ‘tính chính danh’ của chính quyền, mà lâu nay được thiết lập không cần thông qua các cuộc bầu cử dân chủ, tự do, công bằng, có cạnh tranh đảng phái đối lập, theo chuẩn mực chính trị quốc tế, và do đó có thể ‘kéo dài’ bao lâu (cũng được) sự lãnh đạo của mình tùy ý” và “muốn chống tham nhũng, cần phải có quản trị tốt, cộng với lương công chức ‘tử tế’, tư pháp độc lập …, ở Việt Nam, xét các nguyên tắc ấy, chúng ta thấy rằng thiếu nền pháp trị, thiếu tư cách độc lập, lương công chức thấp, không có báo chí độc lập, xã hội dân sự bị kiềm chế, thế thì làm sao nói là chống tham nhũng được?””.

Ông Lê Tùng Dương bình phẩm, đây là luận điệu “mượn gió bẻ măng” nhân vụ án “chuyến bay giải cứu” để phản bác “tính chính danh” của Đảng và cổ suý cho cái gọi là “báo chí độc lập”, “xã hội dân sự lành mạnh”.

Thứ nhất, cần khẳng định “tính chính danh” của Đảng Cộng sản Việt Nam đã được xác lập từ khi ra đời và ngày càng được khẳng định, đâu cần thông qua một vụ án hình sự, xét xử những kẻ tham nhũng để “chứng minh “tính chính danh”” của mình như kẻ khoác áo dân chủ nhân quyền, thực chất là chống phá như Nguyễn Quang A rêu rao. Địa vị cầm quyền đó của Đảng đã được bảo đảm bởi năng lực cầm quyền và uy tín cầm quyền trên thực tiễn lãnh đạo cách mạng Việt Nam suốt hơn 93 năm qua. Những thành quả to lớn mà cách mạng Việt Nam đạt được đã khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó không chỉ là tính chính danh mà còn là chính đáng, chính nghĩa của Đảng cầm quyền.

Thứ hai, về viện dẫn “muốn chống tham nhũng, cần phải có báo chí độc lập và xã hội dân sự” của Nguyễn Quang A là chiêu trò lèo lái tinh vi của kẻ cơ hội chính trị có nghề, càng thấy rõ bản chất của Nguyễn Quang A đang lợi dụng vấn đề “xã hội dân sự” hòng gây bạo loạn lật đổ, “cách mạng màu” đối với cách mạng Việt Nam, nó không hề góp phần cho công cuộc phòng, chống tham nhũng hiện nay của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Trong bối cảnh hiện nay, “xã hội dân sự” được nhìn nhận là một vấn đề chính trị, xã hội hết sức phức tạp và nhạy cảm. Sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu cũng như biến động chính trị trên thế giới thời gian gần đây như “Cách mạng màu” ở các nước không gian hậu Xô Viết hay “Mùa xuân Ảrập” ở Bắc Phi và Trung Đông cho thấy: Mỹ, phương Tây và các lực lượng đối lập đã triệt để lợi dụng vấn đề “xã hội dân sự” để tập hợp lực lượng lật đổ chính quyền đương nhiệm. Đối với Việt Nam, các thế lực thù địch cũng đã và đang lợi dụng vấn đề “xã hội dân sự” để thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” với âm mưu thâm nhập, chuyển hóa chế độ chính trị ở nước ta.

Thời gian qua, một số đối tượng chống phá đã lợi dụng các tổ chức dân sự để phục vụ cho các mưu đồ chính trị, tiến hành thành lập các tổ chức “xã hội dân sự chính trị” để thực hiện các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước. Trong đó, có thể kể đến những tên hội: “Hội cựu tù nhân lương tâm”, “Hội phụ nữ nhân quyền”, “Hội anh em dân chủ”, “Diễn đàn xã hội dân sự”, “Khối 8406”, “Bauxít Việt Nam”, “Hiệp hội dân oan Việt Nam”, “Văn đoàn độc lập”, “Kiến nghị 72”, “Tổ chức Việt Tân” … Các tổ chức này đều được lập ra bởi các đối tượng có quan điểm chính trị đối lập, những người “bất đồng chính kiến”. Chúng lợi dụng các vấn đề “tự do”, “dân chủ”, “nhân quyền” để tuyên truyền xuyên tạc các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội; vu cáo Đảng, Nhà nước, đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản (xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp năm 2013), đòi đa nguyên, đa đảng, gây mất lòng tin của quần chúng nhân dân.

Cuối cùng, cần nói rõ vụ án “chuyến bay giải cứu” đã được Hội đồng xét xử tuyên bằng một bản án đúng người, đúng tội một cách khách quan, nghiêm khắc, đề cao dân chủ, thượng tôn pháp luật, nhân văn và hợp lòng dân. Những kẻ như Quốc Phương, Nguyễn Quang A cố “vẽ rắn thêm chân” để “tát nước theo mưa” công kích “tính chính danh” của Đảng Cộng sản Việt Nam rồi tô vẽ cho cái gọi là “xã hội dân sự” mà lâu nay người dân Việt Nam biết rõ bộ mặt thật của nó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *