Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
28136

Lạm bàn về những kẻ phỉ báng lòng kính ngưỡng với Chủ tịch Hồ Chí Minh của kiều bào

 

Việc một số người Mỹ gốc Việt lập ra Hội con cháu Bác Hồ trên Internet, đối với dân chúng Việt Nam là hết sức bình thường, bởi ngay người nước ngoài, nhiều học giả còn nghiên cứu, tìm hiểu, bày tỏ ngưỡng mộ với vị lãnh tụ tài đức của dân tộc Việt Nam thfi phàm là người gốc Việt có lý do gì để không kĩnh ngưỡng Người. Tuy nhiên với những kẻ mang nặng hận thù, cực đoan ở Mỹ thì việc này đang trở thành tâm điểm chống phá, công kích, bôi nhọ Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tiểu biểu như họ đang chia sẻ trên mạng bài viết “Nực cười việc lập hội “con cháu Bác Hồ” của Nguyễn Lộc Yên đưa ra nhiều thông tin sai trái về Hồ Chí Minh nhằm xúc phạm Người, hạ bệ thần tượng Hồ Chí Minh, như cho rằng Người viết thư gửi tổng thống Pháp xin vào học Trường Thuộc Địa “École Coloniale”, trường này chuyên đào tạo các nhân viên hành chánh cho thực dân Pháp nhưng bị từ chối. Giả sử, ông ta được học để làm tay sai Pháp thì ông ta không. Rằng không có Bác Hồ, không có Điện Biên phủ cũng sẽ giành được độc lập như Pháp trả độc lập cho Syrie và Liban, Hoa Kỳ trả độc lập cho Phi Luật Tân năm 1946, trả Độc lập cho Việt Nam, Ai Lao, Cao Miên năm 1949 hay Anh trả độc lập cho Ấn Độ và Đại Hồi, Miến Điện, Tích Lan, Palestine năm 1947, 1948
Thứ nhất, có thể thấy ngay kẻ viết bài này cố tình giả ngơ không biết chân lý cha ông ta từng dạy “Muốn bắt được cọp thì phải vào hang hùm”; “Biết địch biết ta trăm trận không nguy”. Muốn đánh Pháp thì phải hiểu Pháp. Vì thế, Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) đi con đường cứu nước khác các cụ tiền bối, không sang Nhật mà phải sang chính nước Pháp, tìm hiểu về nước Pháp. Điều này đã được Hồ Chí Minh công khai tuyên bố, muốn tìm hiểu “tự do”, “bình đẳng”, “bác ái” mà nước Pháp rêu rao thực chất là như thế nào. Cho nên, “Nguyễn Tất Thành viết thư gửi Tổng thống Pháp xin vào học Trường Thuộc Địa “École Coloniale”, trường này chuyên đào tạo các nhân viên hành chánh cho thực dân Pháp” đừng vội quy kết là học để phục vụ Pháp, mà học để hiểu về nước Pháp để rồi đánh Pháp như chính Nguyễn Ái Quốc từng tuyên bố!

Thứ hai, để bác bỏ nhận định: “Không có Bác Hồ làm sao thoát được Pháp thuộc” của những kiều bào yêu nước mà lập luận rằng “…năm 1919, tổng thống Hoa Kỳ là Woodrow Wilson đề xướng quyền “Dân tộc tự quyết” kêu gọi các Đế quốc Tây phương như: Anh, Pháp… hay Âu – Mỹ nên trao trả tự trị và độc lập cho các nước thuộc địa tại châu Á và châu Phi. Từ năm 1946 đến 1949, các Đế quốc Tây phương là Âu – Mỹ, đã lần lượt trao trả độc lập cho các quốc gia bị trị trên khắp thế giới”. Vì “Năm l949, Pháp trả Độc lập cho Việt Nam, Ai Lao, Cao Miên”. Cho nên, “Không cần cuộc kháng chiến gian khổ 9 năm (1945-1954) do Việt Minh chủ trương và phát động, đã gây cho người dân bị điêu đứng, đất nước bị tang thương, nên cái chiến thắng trận Điện Biên Phủ vô nghĩa, vì rõ ràng thực dân Pháp đang trao trả độc lập Việt Nam cho cựu hoàng Bảo Đại”(!).

Có thể thấy đây là thứ lập luận này ngớ ngẩn hay giả vờ ngu ngốc được hậu duệ VNCH nhai đi nhai lại mấy chục năm qua, bất chấp thực tiễn lịch sử! Thực dân Pháp trao trả độc lập cho Việt Nam sao lại tập trung xây dựng cứ điểm Điện Biên Phủ? Thực tế thì, trong toan tính của tướng Nava, Điện Biên Phủ giữ vị trí chiến lược quan trọng nhằm bảo vệ Tây Bắc, Thượng Lào. Mặt khác, nơi đây là thung lũng phì nhiêu (dài 18km, rộng 6 – 8km), giàu có nhất vùng Tây Bắc. Không gian và địa thế đó cho phép xây dựng một tập đoàn cứ điểm mạnh nhằm thu hút và đánh bại chủ lực đối phương. Cho nên, thực dân Pháp đã tập trung xây dựng cứ điểm Điện Biên Phủ.

Bởi vậy, chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 của quân dân Việt Nam đã đập tan những cố gắng quân sự cao nhất của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, buộc chính phủ Pháp phải ký kết Hiệp định Geneva (7/1954) công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ ba nước Đông Dương, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ kéo dài 9 năm (1945 – 1954). Đồng thời, chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp kéo dài hàng thế kỷ, mở ra bước phát triển mới cho cách mạng Việt Nam, Lào và Campuchia.

Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 đập tan một mắt xích quan trọng trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ, mở đầu cho sự sụp đổ trên phạm vi toàn thế giới; giáng đòn nặng nề đầu tiên vào dã tâm xâm lược của chủ nghĩa đế quốc Mỹ. Nhà sử học Pháp Jules Roy sau này đã thừa nhận, xét trên phạm vi thế giới “Điện Biên Phủ thất thủ gây nỗi kinh hoàng khủng khiếp. Đó là một trong những thảm bại lớn nhất của phương Tây, báo trước sự sụp đổ của các đế quốc thuộc địa và sự cáo chung của một nền cộng hòa. Tiếng sấm Điện Biên Phủ vẫn còn vang vọng”.

Cũng từ đây, “tiếng sấm Điện Biên Phủ” có sức cổ vũ mạnh mẽ các dân tộc thuộc địa đấu tranh giành độc lập, nhất là các nước châu Phi, châu Mỹ la-tinh; đồng thời, góp phần làm sáng ngời chân lý trong thời đại ngày nay: Một dân tộc bị áp bức nhưng nếu quyết tâm chiến đấu vì độc lập, tự do, có đường lối chính trị, đường lối quân sự đúng đắn, biết phát huy sức mạnh chiến tranh nhân dân, sức mạnh thời đại thì hoàn toàn có khả năng đánh bại những đội quân xâm lược hung bạo. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Điện Biên Phủ như là một cái mốc chói lọi bằng vàng của lịch sử. Nó ghi rõ nơi chủ nghĩa thực dân lăn xuống dốc và tan rã, đồng thời phong trào giải phóng dân tộc khắp thế giới đang lên cao đến thắng lợi hoàn toàn”.

Với chiến thắng Điện Biên Phủ đã giúp cho tên tuổi Việt Nam, Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp vang vọng khắp năm châu, bốn bể!

Vì thế, Nghị quyết của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) về Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ghi: “Ghi nhận năm 1990 sẽ đánh dấu 100 năm Kỷ niệm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam.

Nhận thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh, một biểu tượng xuất sắc về sự tự khẳng định dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Nhận thấy những đóng góp quan trọng và nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và nghệ thuật chính là sự kết tinh của truyền thống văn hóa hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam, và những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc mong muốn được khẳng định bản sắc văn hóa của mình và mong muốn tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc.

1- Khuyến nghị các quốc gia thành viên cùng tham gia Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bằng việc tổ chức các hoạt động cụ thể để tưởng niệm Người, qua đó làm cho mọi người hiểu rõ tầm vóc vĩ đại của những tư tưởng và những cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của Người.

2- Ðề nghị Tổng Giám đốc UNESCO triển khai các biện pháp thích hợp để Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh và hỗ trợ các hoạt động kỷ niệm được tổ chức nhân dịp này, đặc biệt là những hoạt động sẽ diễn ra ở Việt Nam”.

Sự thừa nhận của UNESCO, hàng trăm bảo tàng, con đường đặt tên Người trên khắp thế giới, hàng triệu con dân đất Việt ngưỡng vọng Người…là sự thật mà những kẻ cố tình đạp đổ, bôi nhọ Người càng chứng tỏ sự đê tiện về nhân cách, thiển cận về tư duy, nhận thức, vì động cơ đen tối mà bất chấp luận lý mà thôi.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *