Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
10617

Khát vọng phát triển đất nước Kỳ 1: Hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển nhanh – bền vững

Ba đột phá chiến lược (thể chế, nguồn nhân lực, hạ tầng) được nêu lần đầu tiên tại Đại hội XI của Đảng (2011). Trong văn kiện Đại hội XIII, nội hàm của chúng được phát triển so với nội dung trong văn kiện các Đại hội XI và XII. Trước đây xác định chỉ là phát triển thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, lần này được xác định là “hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển”, tức thể chế phát triển cho tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội nhằm  khơi dậy niềm tin, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Làm rõ hơn nội hàm

           Nếu như các Đại hội trước đây chỉ xác định nguồn nhân lực chung, hiện nay  xác định rõ ưu tiên nguồn nhân lực lãnh đạo quản lý và các lĩnh vực then chốt; Cũng như thế trong đột phá chiến lược về hạ tầng, Văn kiện đại hội lần này xác định cụ thể ưu tiên phát triển một số công trình trọng điểm quốc gia về giao thông, thích ứng với biến đổi khí hậu; chú trọng phát triển hạ tầng thông tin, viễn thông, tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia, từng bước phát triển kinh tế số, xã hội số.

        Việc xác định như vậy đã làm rõ hơn nội hàm của thể chế phát triển nhanh – bền vững trong giai đoạn “bình thường mới” hiện nay và thời gian tới. Tính “bình thường mới” là đất nước sinh sống, hoạt động trong trạng thái được đặc trưng bởi cách thức hoạt động, sinh hoạt, giao tiếp xã hội tích cực, chủ động phòng – tránh đại dịch Covid-19 và sự hỗ trợ của công nghệ 4.0, mang tính “ảo”, “gián tiếp” nhiều hơn, nhưng vẫn phải bảo đảm thuộc  tính tự nhiên – xã hội sống động, hiện thực trực tiếp nhất của con người và xã hội trong bối cảnh còn có sự  tác động của đại dịch Covid-19 và quá trình  hình thành, phát triển xã hội số (xã hội 5.0) trên nền tảng công nghệ 4.0 và internet. 

Thể chế phát triển nhanh – bền vững trong giai đoạn “bình thường mới”

       Đương nhiên trước mắt Chính phủ không thể kiến tạo ngay lập tức một thể chế phát triển hoàn toàn mới thoát ly điều kiện Việt Nam và thế giới. Thể chế phát triển nhanh – bền vững trong giai đoạn “bình thường mới” cần tập trung vào giải quyết có hiệu quả các nhiệm vụ cơ bản sau: Thứ nhất, thực hiện mục tiêu kép trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp: Phòng – tránh tốt đại dịch Covid-19 đồng thời  phát huy nội lực, phối hợp tích cực với các đối tác quốc tế để nhanh chóng phục hồi, ổn định, phát triển kinh tế vĩ mô; Tăng cường nghiên cứu, thử nghiệm và đưa vào sản xuất vắc-xin “make in Việt Nam” chống được đại dịch Covid-19… Thứ hai, phát triển trong điều kiện phòng – tránh đại dịch Covid-19: Tăng cường đầu tư công như một giải pháp mạnh, để hỗ trợ duy trì tổng vốn đầu tư xã hội; Tận dụng triệt để các khả năng áp dụng công nghệ 4.0 để nhanh chóng nối lại các dòng chảy vật chất bị đứt gãy; Hỗ trợ các doanh nghiệp gặp khó khăn để vượt qua thời kỳ khó khăn, đặc biệt trong giữ việc làm cho người lao động… Thứ ba, nâng cao năng lực phát triển nhằm kiến tạo niềm tin, khát vọng nơi người dân: Đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế và cải cách thể chế đáp ứng được yêu cầu chuyển mạnh sang nền kinh tế số và xã hội số; Nâng cao năng lực của các đầu tàu kinh tế Bắc, Trung, Nam, chú ý phát hiện, bồi dưỡng một số đầu tầu kinh tế mới ở cả ba miền; Tìm kiếm hướng phát triển mới, thị trường mới, bạn hàng mới; Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực lãnh đạo, quản trị và khoa học, công nghệ; Cải cách thể chế quản lý nhà nước theo hướng tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp quyền của Nhà nước nhằm thực hiện công khai, minh bạch nghĩa vụ bảo đảm công lý, quyền con người, quyền công dân;….  

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *