Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
37651

Hội đồng Kinh tế – xã hội LHQ (ECOSOC)

 

ECOSOC là một trong sáu cơ quan chính của LHQ, là diễn đàn hàng đầu về đối thoại và xây dựng chính sách của LHQ trong lĩnh vực phát triển, xã hội và môi trường, thúc đẩy phát triển bền vững, và là diễn đàn theo dõi, điều phối việc thực hiện các cam kết quốc tế về phát triển, đặc biệt là các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) và các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs).

Theo Hiến chương LHQ, ECOSOC có những chức năng và quyền hạn chính sau: (i) Thực hiện hoặc đề xuất những nghiên cứu, điều tra, báo cáo và khuyến nghị về các vấn đề quốc tế trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, và giáo dục, y tế và những vấn đề liên quan khác; (ii) Đưa ra những khuyến nghị nhằm thúc đẩy tôn trọng và thực hiện quyền con người; (iii) Xây dựng các văn kiện và điều ước quốc tế về những vấn đề thuộc thẩm quyền; (iv) Điều phối hoạt động với những tổ chức chuyên môn của LHQ.

ECOSOC có các cơ quan trực thuộc quan trọng như:

y ban về địa vị phụ nữ (Commission on the Status of Women – CSW): có chức năng chuẩn bị các báo cáo và đưa ra các khuyến nghị cho Hội đồng về các vấn đề liên quan đến việc cải thiện các quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội và giáo dục; Ủy ban đóng vai trò chính theo dõi việc thực hiện Chương trình hành động của Hội nghị TG lần thứ 4 về Phụ nữ (Bejing 1995).

  • y ban Phát triển Xã hội (Commission for Social Development – CSD): có chức năng tư vấn cho ECOSOC về những chính sách xã hội chung, và đặc biệt về tất cả những vấn đề xã hội mà các tổ chức chuyên môn liên Chính phủ không đề cập đến. Ủy ban còn có nhiệm vụ theo dõi việc thực hiện tiếp kết quả Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội họp tại Copenhagen năm 1995.
  • y ban các Tổ chức phi Chính phủ (Committee on Non-Governmental Organisations – CNGO): thẩm tra, xem xét và cấp quy chế tư vấn của ECOSOC cho các NGOs có đơn yêu cầu, giám sát hoạt động của các NGOs có quy chế tư vấn theo quy định của Hội đồng, đưa ra những khuyến nghị về những gì các tổ chức NGO phải trình ECOSOC.
  • Diễn đàn Thường trực về các vấn đề Bản địa (Permanent forum on Indigenous Issues): có nhiệm vụ cung cấp khuyến nghị về các vấn đề bản địa cho Hội đồng và thông qua ECOSOC cho các cơ quan của LHQ, các quỹ và chương trình phát triển để nâng cao nhận thức về các vấn đề cùa “Người bản địa”; thúc đẩy việc lồng ghép và phối hợp các hoạt động liên quan đến vấn đề bản địa trong hệ thống của LHQ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *