Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
49511

Học sinh Việt bị trầm cảm do…chế độ chính trị?!?

Ngày 15/12/2022, tại hội thảo nâng cao năng lực chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh do phòng GD-ĐT Q.3 (TP.HCM) tổ chức, chuyên gia tâm lý Giang Thiên Vũ, giảng viên khoa tâm lý Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, đã đưa ra kết quả khảo sát về hành vi và biểu hiện trầm cảm đang tồn tại trong học sinh hiện nay. Kết quả thăm dò với 400 học sinh ở bậc THPT cho thấy có khoảng 55% học sinh có biểu hiện “em cảm thấy cô đơn” và 69% có biểu hiện “em cảm thấy thất vọng, buồn rầu và trầm cảm”… Đối với các biểu hiện trầm cảm, kết quả khảo sát 709 học sinh bậc THCS cũng cho thấy có 482 học sinh có trạng thái căng thẳng, 79 học sinh ở trạng thái trầm cảm nhẹ, 93 học sinh ở thể vừa, 38 học sinh ở thể nặng và 16 học sinh ở trạng thái trầm cảm rất nặng. Trong khi các chuyên gia trong buổi hội thảo đề xuất một loạt giải pháp để cải thiện sức khỏe tinh thần của học sinh, bao gồm việc xây dựng một môi trường học tập nơi học sinh được tôn trọng, các nhà zân chủ online đã chỉ lợi dụng thông tin này để tuyên truyền chống chế độ.

Chẳng hạn, ngày 18/12, fanpage Việt Tân bình luận: “Trường học ở Việt Nam, nhìn từ ngoài thì giống một doanh trại quân đội, nhìn từ trong thì giống một bệnh viện”. Dưới phần comment, các fan của Việt Tân tiếp tục bình luận: “Đi học bị nhồi sọ tư tưởng nên bị trầm cảm là đúng”. Cứ như vậy, họ thể hiện một niềm tin mặc định rằng đa số học sinh Việt Nam đang bị trầm cảm, và rằng chế độ chính trị của Việt Nam là nguyên nhân.

Tuy nhiên, những bài viết và bình luận này không chứng minh được bất cứ điều gì, ngoài cái thực tế rằng giới zân chủ rất thiếu kiến thức khoa học.

Thứ nhất, lượng mẫu và phạm vi khảo sát của cuộc điều tra vừa nêu thực ra rất nhỏ. Cuộc khảo sát chỉ gói gọn trong TP. Hồ Chí Minh, và chỉ được tiến hành ở vài trường trung học. Vì vậy, nó chỉ cho phép rút ra nhận định về sức khỏe tinh thần của học sinh TP. Hồ Chí Minh, chứ không nói lên điều gì về học sinh các địa phương khác ở Việt Nam. Bất cứ ai có kinh nghiệm sống ở Việt Nam cũng hiểu rằng học sinh ở hai thành phố lớn phải chịu áp lực học đường lớn hơn nhiều so với học sinh ở nông thôn, hoặc ngay cả so với học sinh các thành phố, thị xã nhỏ.

Thứ hai, không thể kết luận rằng một học sinh bị trầm cảm chỉ vì học sinh đó trả lời khảo sát rằng mình trầm cảm. Để đưa ra kết luận đó, cần có kết quả khám lâm sàng thay vì chỉ làm khảo sát. Hiện nay, “trầm cảm” đang là một từ hợp mốt trong giới trẻ Việt Nam. Lượng học sinh trả lời rằng mình “thấy trầm cảm” có thể bị đội lên vì cái mốt đó.

Thứ ba, nếu không thể dựa vào một cuộc khảo sát để đánh giá sức khỏe tinh thần của học sinh Việt Nam, thì ta có thể làm cách nào? Có một cách đơn giản: so sánh tỉ lệ trẻ vị thành niên tự tử ở Việt Nam với các nước. Bảng dưới là số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới về tỉ lệ trẻ vị thành niên tự tử ở một số quốc gia Châu Á, bao gồm Việt Nam. Nhìn vào bảng, ta có thể thấy tỉ lệ của Việt Nam thấp hơn nhiều so với một số nước đa đảng mà giới zân chủ online hết lời ca ngợi – như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore… Như vậy, rõ ràng sức khỏe tinh thần của thanh thiếu niên Việt Nam không tệ so với khu vực, và không thể nói rằng chế độ chính trị của Việt Nam gây hại cho sức khỏe tinh thần của học sinh.

Theo nhiều nghiên cứu, yếu tố hàng đầu dẫn đến các ca tự tử của trẻ vị thành niên Châu Á là áp lực học tập, thường xuất phát từ các kỳ vọng của gia đình và xã hội. Như vậy, sức khỏe tinh thần của học sinh phụ thuộc vào những cấu trúc xã hội có tính căn cốt hơn, chứ không chỉ liên quan đến nhà trường hay chế độ chính trị. Nhưng giới zân chủ online không hề để ý đến thực tế đó: họ chỉ mượn bất cứ vấn đề nào có thể để chửi chế độ mà thôi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *