Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
41033

Góp ý cho ngành giáo dục của Mạc Văn Trang: xây dựng hay phá rối?

Tự xưng là một nhà giáo với gần 60 năm trong nghề gửi thư góp ý đến Bộ trưởng Bộ Giáo dục trên…facebook cá nhân với nội dung đòi giải tán Bộ Giáo dục và hệ thống bộ máy quản lý ngành giáo dục, bỏ hết các tiêu chí chứng chỉ và thi đua trong nghề giáo với mục tiêu nghe có vẻ cao đẹp “Dạy THẬT, Học THẬT, Nhân tài THẬT”, tuy nhiên trò hề của Mạc Văn Trang lập tức bị dân mạng bóc mẽ với nhiều phản biện, bình luận lột tả hết bản chất thật của ông ta qua chiêu trò “góp ý” này.

Chẳng hạn, cây viết Quang An trong bài “Mạc Văn Trang – Kẻ háo danh, phá hoại gắn mác trí thức”  đã chỉ ra những ý kiến của ông Trang không những không có việc làm góp phần xây dựng các thế hệ tương lai mà còn phá hoại sự phát triển, ảnh hưởng tiêu cực đến các thế hệ học sinh, nhất là những em không may mắn đọc được với 3 lý do cơ bản:

“Thứ nhất, là thái độ, tư cách của ông Trang thể hiện qua ngôn từ được sử dụng. Sự khiêm tốn, cống hiến thầm lặng mới làm nên sự cao quý của nghề giáo, sự cao quý này được biểu hiện bằng thái độ của học sinh trong quá trình học và sau khi ra trường. Chứ không phải sự cao quý đó được đến từ những lời lẽ chỉ đầy cái tôi ngạo mạn, công thần kiểu phong kiến như ông Trang thể hiện; không phải cứ đứng trên bục giảng là đòi hỏi “vừa được trọng vọng vừa có lương bổng nuôi sống cả vợ con”; không biết ông ta đã đi được ở những đâu, đã được sống ở những thời kỳ nào, được tận mắt chứng kiến những gì mà ca ngợi “Thời thực dân, thời Việt Nam Cộng hòa”, cái ca ngợi này của ông ta vô cùng nguy hiểm cho xã hội, cho thế hệ tương lai của đất nước, ông ta không hiểu gì về lịch sử, không thấu hiểu nỗi đau của dân tộc, của những người dân thống khổ, lầm than bị áp bức, bóc lột mà chỉ nghĩ đến bản thân làm sao phải được “trọng vọng, lương bổng nuôi sống vợ con”. Ông ta nói trước đây “Chính quyền, nhất là cấp Xã/ Phường không có chuyện can thiệp thô bạo vào nhà trường hay vô lễ với các Thầy giáo, Cô giáo; không có chuyện Chủ tịch, Bí thư xã đến “huấn thị” cho nhà trường”, “Người giáo viên đàng hoàng, tự tin lắm, không phải xun xoe, khúm núm trước các cơ quan quản lý” nhưng mục đích chẳng khác nào ám chỉ hiện nay xã hội lại như vậy, mục đích thật xấu xa và xúc phạm nghiêm trọng đến các nhà trường, làm mất niềm tin của các thế hệ học sinh đối với chính quyền thì ít mà đối với nhà trường thì nhiều. Xin thưa, nhà trường làm công tác giảng dạy, chính quyền, cơ quan quản lý chỉ là những người hỗ trợ; khi người giáo viên, Ban Giám hiệu vẫn đàng hoàng, chuẩn mực, tâm huyết với các thệ hệ học trò thì những người làm trong các cơ quan công quyền vẫn luôn chỉ là những người “học trò”, sao lại phải “khúm núm” như ông nói; rồi “không thể để xã hội nhìn nhà giáo như những kẻ cần được bố thí”, thực sự làm những người giáo viên bị xúc phạm, xã hội có nghĩ chúng tôi như vậy đâu. Câu này của Mạc Văn Trang làm tôi rất suy nghĩ, bản thân mình không như vậy nhưng liệu các thầy, cô giáo ở các vùng khó khăn thì sao? Tôi có trao đổi với những đồng nghiệp đã gần 30 năm cống hiến trên vùng cao, miền núi, cũng như tôi, họ đều thừa nhận làm nghề giáo không giàu tiền bạc, nhưng nhìn ra xã hội đang còn rất nhiều người thu nhập kém hơn, còn vất vả hơn mình nhiều, họ cũng như tôi đều cảm nhận xã hội đã phát triển rất nhiều, điều kiện sống của giáo viên nói riêng và người dân nói chung đã cải thiện đáng kể, không còn khoảng cách nhiều giữa vùng ngược và vùng xuôi. Rồi ông viết “giáo viên có chuyện gì, Công an báo cáo với Hiệu trưởng để xem xét giải quyết và thông báo cho họ…”; “người giáo viên “có giá” lắm, “coi thường” các cơ quan quản lý, không giáo viên giỏi nào chịu về các cơ quan quản lý, vì bị “mất dậy”! Lúc đó anh em giáo viên bông đùa: “Ho lao thối phổi về Ty/ Tham ô, hủ hoá thì đi về Phòng/ Những người già lão có công/ Thì đưa về Bộ cho xong cuộc đời”!”, quan điểm thật “bệnh hoạn”, lời lẽ thật sự ngạo mạn, hách dịch và coi thường pháp luật, xúc phạm và tự hạ thấp vị trí của người giáo viên; đúng là có chuyện gì liên quan đến cá nhân đều phải thông báo cho tổ chức biết, quản lý, nhưng trong xã hội nào cũng vậy, ai sai cũng phải bị xử lý, không có chuyện Hiệu trưởng đứng trên pháp luật được như ông xuyên tạc đâu.

Thứ hai: Thật nực cười khi ông Trang cùng với các “nhà zân chửi” luôn yêu cầu Việt Nam cải cách, cải tổ, hiện đại hóa nền giáo dục theo quỹ đạo của phương Tây nhưng cả bài viết của ông lại đi ngược lại với những gì ông cùng những “nhà zân chửi” hô hào. Ông ta nêu, “Nhà giáo là trụ cột và linh hồn của sự nghiệp giáo dục”: Điểm này là quan điểm giáo dục cũ, tồn tại đã lâu và bộc lộ tính không hiệu quả trên thế giới và cả Việt Nam. Khoảng 20 năm trở lại đây, giáo dục luôn phát triển theo hướng lấy “người học làm trung tâm”Có thể việc thực thi chưa đạt mong muốn nhưng đó là chiều hướng có tính khoa học và thực tiễn trên thế giới đã chứng minh. Do vậy, việc đào tạo bằng cách tạo ra “giáo viên mẫu mực” để học sinh noi theo hủy hoại sáng tạo không còn phù hợp. Giáo viên tất nhiên cần được coi trọng, là người hướng dẫn cho người học, nâng cao các phẩm chất của từng cá nhân chứ không phải bắt toàn bộ cá nhân người học theo 1 mẫu mực nào đó, càng không thể quay lại như xưa: “mô phạm như một ông thánh sống”. Trong điểm này tác giá cũng đánh giá không cao vai trò của cơ quan quản lý giáo dục dựa trên định kiến riêng, phiến diện, thể hiện mục đích cá nhân, là phá hoại, kích động tiêu cực, chia rẽ sự đoàn kết chứ không phải xây dựng. Thực tế là ngành giáo dục có một số bất cập mà dư luận xã hội khó có thể dễ dàng chấp nhận. Tuy vậy, đất nước đang phát triển, mọi ngành đều phải trải qua những xung đột thì mới có phát triển. Muốn xây dựng xã hội pháp quyền thì không thể không quản lý, có chăng những việc quản lý, thi đua, tiêu chuẩn đào tạo, bồi dưỡng… cần gắn với đặc thù từng ngành nghề như y tế, giáo dục, …. sẽ giúp ngành đó phát triển nhanh hơn. Không thể một vài điểm nhỏ như tác giả chỉ ra thì ra văn bản, chính sách ngăn cấm, bãi bỏ hoặc điều chỉnh đều sẽ không giải quyết được vấn đề. Muốn được tôn kính, hãy làm tốt phận sự của mình, làm tốt trách nhiệm của một người thầy, mọi việc sẽ tự đến, phụ huynh, học sinh sẽ tự ghi nhận, không có ai ngăn cấm người thầy nào thực hiện mẫu mực bổn phận của mình cả.

Thứ ba: Đạo đức suy đồi, cái tâm hẹp hòi, mục đích phá hoại của Mạc Văn Trang còn được thể hiện bằng việc lôi vài việc tiêu cực đơn lẻ, diễn ra ở một lúc, một nơi nào đó của ngành giáo dục, đã được cơ quan quản lý chấn chỉnh, hiện không còn diễn ra nữa để quy chụp thành bản chất của toàn ngành. Giáo viên làm “dư luận viên” là một việc làm tốt, đóng góp chung cho xã hội, sao lại cho là “hỏng hết”; phải biết rằng bất kỳ ai cũng phải có trách nhiệm chung với xã hội bằng tất cả năng lực của mình. Thử hỏi nhiều người cũng nghĩ như Mạc Văn Trang thì uy tín của ngành giáo dục, của Nhà trường, của Thầy, Cô giáo còn đâu nữa, học sinh đến trường vì cái gì hay chỉ vì để có bằng cấp. Nghĩ đến việc này tôi chỉ thấy Mạc Văn Trang xứng đáng bị cách ly khỏi xã hội, không thể để con người này tiếp tục tồn tại ngoài xã hội để ảnh hưởng tiêu cực đến người khác. Những người già cũng sẽ cảm thấy nhục nhã vì có người nhiều tuổi như Mạc Văn Trang mà đạo đức, tâm địa vẫn còn xấu xa như vậy.

Mong rằng tất cả các nhà giáo hãy cùng tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, vấn đề gì còn chưa đúng hãy bảo nhau, góp ý bằng những cách làm sao mang tính xây dựng, để ngành giáo dục ngày càng đáp ứng yêu cầu thực tiễn mà uy tín, vị trí ngày càng được nâng cao, xã hội nể trọng”.

Bằng những lập luận tâm huyết của giáo viên nói trên đã đủ cho dư luận thấy rõ bản chất, động cơ, chiêu trò đốn mạt của kẻ cơ hội, chống đối mang danh trí thức, mang danh giáo viên. Bản chất cơ hội, chống đối cực đoan dù cố che giấu dưới vỏ bọc ôn hòa của ngôn ngữ và thái độ, nhưng vẫn bị phơi bày, lột tả không thể thuyết phục hơn. Quả thực, giấy không gói được lửa, nước mắt cá sấu không che đậy nổi dã tâm đen tối./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *