Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
27300

Đánh tráo khái niệm “Đức trị” và “Pháp trị”: Sự ngụy biện xấc xược!

 

Trên một số trang báo mạng phản động gần đây xuất hiện bài viết “Trọng bạc và sự trở lại của phái “đức trị” của đối tượng Xuân Hưng “tung hứng” với bài bình luận: “Nguyễn Phú Trọng và sự nguy hiểm của trường phái “Đức Trị” của Lê Quốc Quân trên VOA ngày 17/2/2024. Theo hai kẻ “tung hứng” này xuyên tạc rằng: xu hướng quản trị của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “là quay về một chủ thuyết chính trị lạc hậu, đã bị loài người và xã hội văn minh vứt bỏ, đó là chủ thuyết Đức trị”, “Nó được sử dụng để loại bỏ bất kỳ ai đi chệch khỏi quỹ đạo đạo đức của mình, mà đôi khi không vì một mục đích chính đáng nào cả”; rằng “Nó đang làm phai nhạt Nhà nước pháp quyền và những giá trị như nhân phẩm, tự do và dân chủ. Điều này là vô cùng nguy hiểm cho tương lai Việt Nam”. Cần khẳng định ngay, cả hai “kẻ tung, người hứng” trên đã cố tình đánh tráo khái niệm. Bởi vì về mặt bản chất, “đức trị” và “pháp trị” đều là hai mặt của một thể thống nhất, một bản thể duy nhất không tách rời. Việc đề cao đức trị hay pháp trị trong trị quốc an dân cũng đều mang tính phiến diện, không đầy đủ.

Thực tiễn lịch sử đã chứng minh, chỉ những nhà lãnh đạo nào thực sự phối hợp một cách nhuần nhuyễn được cả hai trường phái tư tưởng “đức trị” và “pháp trị” thì mới có thể đưa đất nước dưới sự quản lý của họ trở nên ổn định và mạnh mẽ. Các vị vua hiền, chúa thánh minh ở Phương Đông, những người được coi là rất thành công trong sự nghiệp trị nước đều đã kết hợp được cả đức trị lẫn pháp trị, vừa biết tôn Nho, vừa biết trọng Pháp. Điều này cũng không ngoại lệ ở phương Tây. Điển hình như, nhà triết học Platon luôn chủ trương phải thống nhất đạo đức với một nền chính trị trong sạch, lấy quan niệm về một người cầm quyền có đức tạo cơ sở cho một nhà nước lành mạnh. Platon đặc biệt quan tâm đến vấn đề về con người, về đạo đức của con người, nhưng ông cũng nhấn mạnh vai trò của luật pháp và coi đó là thứ có vai trò quan trọng thứ hai sau đạo đức. Khổng Tử lấy đạo nhân làm gốc, lấy hiếu, lễ nhạc làm nội dung cơ bản cho sự giáo hóa; tin tưởng vào sự giáo dục sẽ làm cho cái nhân tăng lên và các hình phạt sẽ giảm nhẹ đến mức có thể. Ai cho rằng Khổng Tử là người bác bỏ hình luật thì người đó chưa hiểu đúng đắn về ông. Ông không chủ trương loại bỏ nó mà chỉ coi đó là một biện pháp cần thiết để ngăn ngừa, cần thiết phải có, nếu không bất đắc dĩ thì không nên dùng đến. Có thể thấy những bậc lãnh đạo kiệt xuất đều là những người nắm vững, vận dụng thành công trong sự kết hợp giữa luật pháp với đạo đức, giữa pháp trị và đức trị. Chủ tịch Hồ Chí Minh-Người sáng lập và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong suốt cuộc đời của mình Người luôn kiên trì với hai nguyên tắc được xem như là nguyên tắc cơ bản nhất của chính trị học, đạo đức học. Một là, lời nói đi đôi với việc làm; hai là, lãnh đạo nêu gương, đảng viên đi trước, làng nước theo sau. Thực tiễn đã khẳng định, bất kỳ một nền chính trị nào thực hiện được hai nguyên tắc này thì sẽ bảo đảm được yếu tố quan trọng nhất trong việc xây dựng nền chính trị, đó là sự tín nhiệm của nhân dân (dân tín), nền chính trị nào phá vỡ hai nguyên tắc này thì kết cục chỉ có thể là sự thất bại và tiêu vong, bởi vì trong ba yếu tố quan trọng để xây dựng một nền chính trị là dân tín, thực túc, binh cường thì yếu tố dân tín luôn được đánh giá cao hơn.

Nhìn vào lịch sử cách mạng Việt Nam có thể khẳng định, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thành công khi xây dựng một nền chính trị – đạo đức kiểu mới cho Nhà nước dân chủ. Trong thời điểm khó khăn toàn diện trên tất cả các mặt của đời sống xã hội do ảnh hưởng của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Nhà nước non trẻ của chúng ta mặc dù chưa được xây dựng và triển khai đầy đủ, đồng bộ nhiều tổ chức; thiết chế, pháp luật chưa kiện toàn, còn nhiều nhược điểm và thiếu sót, tuy nhiên, với sự vận dụng sáng tạo của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng được một nhà nước dân chủ có uy tín, nhận được sự tín nhiệm của nhân dân – đây là yếu tố quan trọng góp phần làm nên chiến thắng của hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, đưa dân tộc Việt Nam chúng ta trở thành một trong những dân tộc đi đầu trong cuộc chiến đấu chống lại áp bức, bóc lột, bất công trên thế giới, góp phần vào cuộc chiến đấu chống ngoại xâm nhằm giải phóng loài người.

Tất cả những sự thành công đó cũng chưa đủ để chúng ta đánh giá rằng tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ có căn bản trên nền tảng “đức trị”. Năm 1950 tại một lớp học của cán bộ ngành Tòa án, Người nói: “Xét xử đúng là tốt, nhưng nếu không phải xét xử càng tốt hơn”. Câu nói đó dựa theo ý của Khổng Tử: “Xử kiện thì ta cũng như người, sao cho khỏi xử kiện mới hay” (Thính tụng ngô do nhân dã, tất dã sử vô tụng hồ – Luận Ngữ). Nhưng không thể căn cứ vào một câu nói đó để cho rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh theo thuyết “đức trị” của Khổng giáo nên có phần xem nhẹ “pháp trị”. Tùy vào hoàn cảnh và đối tượng cụ thể, có lúc Người nhấn mạnh khía cạnh đạo đức hay khía cạnh luật pháp, song có thể khẳng định rằng tư tưởng pháp quyền của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự thống nhất giữa đạo đức và pháp luật, hay có thể nói giữa “đức trị” và “pháp trị”

Trở lại việc hai kẻ “tung hứng” rồi cố tình rêu rao cho rằng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là “trở lại của phái đức trị” khi xảo biện kiểu “đề cao đạo đức và trách nhiệm nêu gương, trước khi nói đến pháp luật, pháp lý hay toà án”, rằng là “Ông còn dùng 4 cữ Nhân (nhân văn, nhân ái, nhân nghĩa, nhân tình) để nói về chiến dịch đốt lò và phòng chống tham nhũng, mà quên mất một chữ nhân quan trọng là nhân phẩm”. Có thể khẳng định rằng, trong công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng và công cuộc phòng, chống tham nhũng để xây dựng và phát triển đất nước hiện nay thì Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thể hiện rõ là một học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong con người ông luôn có sự thống nhất giữa “đức trị” và “pháp trị”, thể hiện rõ nét trong công tác phòng chống tham nhũng hiện nay, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã yêu cầu làm rõ tận cùng, bản chất của tham nhũng, tiêu cực, kiên quyết xử lý nghiêm minh, đến nơi, đến chốn. Với những người phạm tội, dù có bỏ trốn ra nước ngoài cũng kiên quyết xử lý vắng mặt theo đúng quy định của pháp luật. “Không có vùng cấm, không có ngoại lệ”- Đó chính là “pháp trị”. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng nêu rõ, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thực hiện rất nhân văn, nhân nghĩa, nhân ái nhưng vẫn đủ răn đe và giáo dục, ngăn ngừa là chính. Đồng thời không phải cứ xử nặng mới là tốt. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng chỉ rõ, cần có sự phối hợp rất nhịp nhàng “trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt“, phải giáo dục, phải có cách làm đặc biệt, cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp càng cao, càng phải gương mẫu giữ mình trong sạch- Đó chính là “đức trị”.

Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh khi người yêu cầu pháp luật của ta “phải thẳng tay trừng trị kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ ấy ở địa vị nào, làm nghề nghiệp gì”. Hết lòng thương yêu, dạy bảo, chăm lo xây dựng, bồi dưỡng đạo đức cho cán bộ, đảng viên. Song, cũng nghiêm khắc trừng trị những kẻ coi thường kỷ cương, phép nước, coi khinh quần chúng nhân dân, làm mất danh dự, uy tín của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Vì vậy, việc kết hợp “đức trị” với “pháp trị” theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay đã trở thành tâm điểm chống phá trong chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch mà điển hình là những kẻ như Lê Quốc Quân và Xuân Hưng.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *