Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
38688

Chuẩn mực quốc tế về vấn đề hạn chế quyền và tự do cơ bản của cá nhân ?

Tuyên ngôn Thế giới về quyền con người năm 1948 và hai Công ước quốc tế về quyền con người năm 1966 (Công ước về quyền dân sự và chính trị – ICCPR; Công ước quốc tế về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa – ICESCR), cùng các Nghị định thư bổ sung tạo thành Bộ luật quốc tế về quyền con người – là nền tảng của hệ thống pháp luật quốc tế về quyền con người hiện nay. Ngay từ khi ra đời vấn đề quyền con người và trách nhiệm xã hội của cá nhân con người đã được bàn luận và quy định trong bản Tuyên ngôn. Theo đó, không phải tất cả các quyền, các nguyên tắc của quyền con người đều được quy định, áp dụng và thực hiện giống nhau.

Xét về nguồn gốc, quyền con người là cho tất cả mọi người vì đó là “tạo hóa ban cho”, và do đó Điều 2 của bản Tuyên ngôn năm 1948 đã quy định nguyên tắc bất di bất dịch là “không phân biệt đối xử về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hay các quan điểm khác, nguồn gốc xuất thân, địa vị xã hội…” vì đơn giản họ là con người. Cùng với việc xác lập về các quyền, Tuyên ngôn cũng quy định nghĩa vụ, trách nhiệm của cá nhân con người, theo đó: “1. Mọi người đều có những nghĩa vụ đối với cộng đồng là nơi duy nhất mà ở đó nhân cách của bản thân họ có thể phát triển tự do và đầy đủ.

Quyền con người là thành quả của quá trình đấu tranh của cả nhân loại

Trong khi hưởng thụ các quyền và tự do của mình, mọi người chỉ phải tuân thủ những hạn chế do luật định, nhằm mục đích bảo đảm sự công nhận và tôn trọng thích đáng đối với các quyền và tự do của người khác, cũng như nhằm đáp ứng những yêu cầu chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ”.

Từ nguyên tắc quyền và nghĩa vụ trách nhiệm nêu trong bản Tuyên ngôn, hai Công ước năm 1966 đã phát triển và cụ thể hóa bằng các quy định cụ thể theo hướng xác định những quyền nào phải được thực hiện ngay, gọi đó là các quyền tuyệt đối – absolute rights; quyền cần được thực hiện dần dần, từng bước (Progressive implementation – quyền tương đối) và các quyền có thể bị hạn chế (human rights limitations- hạn chế quyền).

Vấn đề hạn chế quyền và tự do cơ bản của cá nhân con người là một vấn đề lớn, được cụ thể hóa chi tiết trong nhiều điều khoản của cả hai công ước năm 1966. Theo đó nguyên tắc hạn chế quyền được quy định trong cả hai Công ước như sau:

Điều 4, ICECSR quy định nguyên tắc các quốc gia thành viên có thể đặt ra những giới hạn trong việc thực hiện quyền con người, với các điều kiện: Những hạn chế đó phải được quy định trong luật; không được trái với bản chất của các quyền có liên quan và vì lý do duy nhất nhằm thúc đẩy lợi ích chung trong một xã hội dân chủ. Bên cạnh đó, ICCPR quy định cụ thể các quyền con người có thể bị hạn chế và các lý do cho việc có thể áp đặt các hạn chế bao gồm: An ninh quốc gia; Trật tự công cộng; Đạo đức và sức khỏe cộng đồng; Quyền và tự do của người khác.

Trên cơ sở các nguyên tắc chung như trên, cả hai Công ước quy định các quyền cụ thể bị hạn chế bao gồm: Quyền thành lập và gia nhập công đoàn (Điểm a,c Khoản 1, Điều 8 ICESCR; Quyền tự do đi lại và cư trú (Khoản 3, Điều 12 ICCPR);  Quyền được xét xử công bằng và công khai (khoản 1, Điều 14 ICCPR); Quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng (Khoản 3, Điều 18 ICCPR); Quyền tự do ngôn luận (Khoản 2, Điều 19 ICCPR); Quyền hội họp hòa bình (Điều  21 ICCPR); Quyền tự do lập hội (Điều 22, ICCPR).

Song song với việc quy định cụ thể các quyền có thể bị hạn chế, Điều 4 ICCPR cũng quy định vấn đề thoái lui nghĩa vụ của quốc gia trong việc thực hiện quyền/hay nói theo một cách khác đó là vấn đề tạm đình chỉ thực hiện quyền (derogating from their obligations).

Nhằm làm rõ thêm các căn cứ của việc hạn chế quyền (limitation/restriction) và thoái lui nghĩa vụ (derogation) các quyền dân sự và chính trị, tránh việc lạm quyền ở các quốc gia thành viên, năm 1984 một Hội nghị quốc tế đã được tổ chức tại thành phố Siracusa, (Ý) và đã thông qua các nguyên tắc về hạn chế và tạm đình chỉ thực hiện quyền con người – gọi là Các nguyên tắc Siracusa. Các nguyên tắc này đã được Hội đồng kinh tế, xã hội (ECOSOC) của Liên hợp quốc chấp thuận và đưa vào phụ lục của Nghị quyết – UN Doc E/ CN.4/1985/4 (1985).

Các nguyên tắc Siracusa đã giải thích là làm rõ thêm các quy định về hạn chế và tạm đình chỉ thực hiện các quyền con người trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị như sau:

– Thứ nhất, nguyên tắc các quyền con người có thể bị hạn chế phải “theo quy định của luật – prescribed by law”.

– Thứ hai, nguyên tắc hạn chế quyền con người vì lý do duy nhất là thúc đẩy lợi ích chung “trong một xã hội dân chủ – in a democratic society

– Thứ ba, nguyên tắc hạn chế quyền con người là cần thiết vì “trật tự công cộng – public order (ordre public)”

– Thứ ba, nguyên tắc hạn chế quyền con người là cần thiết vì “sức khỏe của cộng đồng – public health”

– Thứ tư, nguyên tắc hạn chế quyền con người là cần thiết vì lý do “đạo đức xã hội/công cộng – public morals (ordre public)

Thứ năm, nguyên tắc hạn chế quyền con người là cần thiết vì lý do “an ninh quốc gia – national security”

– Thứ sáu, nguyên tắc hạn chế quyền con người vì lý do “an toàn công cộng – public safety”

– Thứ bảy, nguyên tắc hạn chế quyền con người vì lý do bảo vệ “quyền và tự do của người khác – rights and freedoms of others hoặc “quyền và danh tiếng của người khác – rights or reputations of others”

– Thứ tám, nguyên tắc hạn chế quyền con người trong “phiên tòa công khai – restrictions on public trial” 

– Thứ chín, vấn đề tạm đình chỉ thực hiện quyền hay thoái lui nghĩa vụ quốc gia trong thực hiện quyền con người khi áp đặt tình trạng khẩn cấp quốc gia – derogations in a public emergency

“Tình trạng khẩn cấp đe dọa đến đời sống quốc gia”, đó là (a) mối đe dọa đó có ảnh hưởng đến toàn bộ dân số và toàn bộ hoặc một phần lãnh thổ của quốc gia, và (b) đe dọa sự toàn vẹn về thể chất của dân số, sự độc lập chính trị hoặc sự toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia hoặc sự tồn tại hoặc hoạt động cơ bản của các thiết chế không thể thiếu để đảm bảo và thực thi các quyền được công nhận trong Công ước.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *