Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
35474

Chiêu trò “mượn gió bẻ măng”

 

Nhân một số vụ việc trẻ em bị bạo hành, gần đây, trên một vài trang mạng thiếu thiện chí với Việt Nam ở nước ngoài và những kẻ đội lốt “đấu tranh dân chủ” đú trend, đẩy mạnh truyền thông theo hướng bóp méo sự việc, diễn giải, đánh lái sang hướng đổ lỗi cho chế độ không có nhân quyền, là nguyên nhân gián tiếp gây ra cái chết cho cháu bé.  Chẳng hạn, họ khơi ra chủ đề nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo hành trẻ em ở Việt Nam như bài: “Ai có lỗi trong vụ bé gái 8 tuổi “chết vì bạo hành” và ai bảo vệ trẻ em Việt Nam?” trên BBC, phỏng vấn đồng bọn chống phá trong nước vu cáo rằng, nguyên nhân đầu tiên là “xã hội không coi đứa trẻ là một CON NGƯỜI”… và Việt Nam “là Quốc gia đang thiếu thiết chế bảo vệ trẻ em”…Cách lập luận và chiêu tró đánh lái này cho thấy nhận thức, kiến thức hết sức hạn chế của những kẻ chống phá Việt Nam

Thứ nhất, Hiến pháp v à các văn bản luật của Việt Nam quy định rất chặt chẽ, chế tài cụ thể. Trong Hiến pháp, quy định rõ về quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền được tôn trọng danh dự và nhân phẩm, không bị tra tấn, nhục hình của mọi cá nhân. Mọi hình thức truy bức, nhục hình, đối xử vô nhân đạo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người dân đều bị nghiêm cấm. Mọi hành vi xâm phạm các quyền nói trên đều bị coi là hành vi phạm tội nghiêm trọng nhất và bị nghiêm trị theo quy định của pháp luật. Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã dành 33 điều luật quy định những mức án nghiêm khắc đối với các tội trực tiếp hoặc gián tiếp xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người.

Đối với tình trạng bạo lực gia đình, trong đó có bạo hành, ngược đãi trẻ em là vấn đề phức tạp không chỉ với Việt Nam mà đối với cả thế giới. Quan điểm của Nhà nước Việt Nam về vấn đề là rất rõ ràng. Quy định về xử lý đối với loại tội phạm này đã được nêu rõ trong Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ, sung năm 2017. Ngoài ra có có nhiều văn bản dưới luật khác được ban hành như: Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 16-5-2017 về việc tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em; Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 4-2-2020 đẩy mạnh công tác phòng, chống bạo lực gia đình ; Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 26-5-2020 về việc tăng cường các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em;…

Về giáo dục, chủ đề mà họ xuyên tạc trong chế độ chính trị “cộng sản, độc tài” không giáo dục về quyền trẻ em, chống bạo hành, vi phạm nhân quyền thì xem ra họ không hề được tiếp cận với bộ môn Giáo dục công dân được học từ lớp 1 đến lớp 12; họ không hề biết đến chương trình giảng dạy bổ sung về giới tính, về chống bạo lực, chống xâm hại…với trẻ em các lớp khác nhau.

Thực tế, không chỉ vụ bé gái 8 tuổi bị bạo hành, cơ quan chức năng đã vào cuộc nhanh chóng, điều tra, củng cố chứng cứ nhanh, quyết liệt, hiệu quả, bắt khởi tố cả cha đẻ và tình nhân bạo hành cháu bé. Đồng thời qua vụ án này, chính phủ đang quyết liệt chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương tăng cường thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hiệu quả các hành vi xâm hại trẻ em, bạo lực gia đình, bạo lực học đường; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; kiên quyết xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi bao che, chậm trễ hoặc không xử lý các vụ hành hạ, xâm hại trẻ em.

Những ngày qua, Chính phủ Việt Nam cũng đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên và toàn xã hội lên án mạnh mẽ, kịp thời phát hiện, thông tin, thông báo, tố giác các hành vi hành hạ, xâm hại trẻ em; tăng cường giám sát việc thực thi pháp luật về bảo vệ trẻ em.

Đối với cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, các thành viên trong gia đình, Chính phủ đề nghị nêu cao trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự và bí mật đời sống riêng tư của trẻ em; nâng cao kiến thức, kỹ năng cần thiết để bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em, phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, cơ quan có thẩm quyền trong công tác bảo vệ trẻ em.

Có thể thấy, không chỉ có vụ việc này mà, tất cả các vụ việc tương tự xảy ra đều được các cơ quan chức năng của Việt Nam tiến hành điều tra, làm rõ và xử lý nghiêm minh các đối tượng theo quy định của pháp luật, không bỏ lọt tội phạm. Nhà nước Việt Nam không dung túng, bao che, tiếp tay cho bất kỳ loại tội phạm nào.

Như vậy, có thể khẳng định quan điểm của Nhà nước Việt Nam về bảo đảm quyền con người nói chung; quyền sống, quyền được tôn trọng về nhân phẩm và bất khả xâm phạm về thân thể, trong đó có quyền bảo vệ trẻ em nói riêng là rất rõ ràng. Hệ thống pháp luật của Việt Nam hiện hành là khá đầy đủ và đồng bộ. Tất nhiên tùy vào tình hình nhiệm vụ từng giai đoạn và sự phát triển của xã hội, Việt Nam thường xuyên nghiên cứu sửa đổi, bổ sung để bảo đảm hệ thống pháp luật ngày hợp pháp, hợp lý, rõ ràng, công khai và minh bạch.

Do vậy, mọi người đọc cần kiên quyết lên án, phản bác mọi luận điệu bóp méo, xuyên tạc sự thật, lợi dụng dân chủ, nhân quyền để chống phá Việt Nam. Bởi những luận điệu, chiêu trò bóp méo, xuyên tạc ấy không hề góp phần thúc đẩy nhân quyền mà thực chất chỉ là hành động xúc phạm, phá hoại các giá trị nhân quyền mà thôi.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *