Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
33027

Bỏ phiếu trắng ở Liên Hiệp Quốc là Việt Nam không lo mất Biển Đông?

Việc Việt Nam tiếp tục bỏ phiếu trắng  tại Liên Hiệp quốc cho Nghị quyết lên án Nga sáp nhập 4 tỉnh của Ukraine đang trở thành mục tiêu công kích, đả phá của truyền thông phương Tây và những kẻ tự xưng cấp tiến, đấu tranh dân chủ.

Chẳng hạn, trên trang chuyên chống phá Việt Nam RFA đăng bài: “Bỏ phiếu trắng ở Liên Hiệp Quốc, Việt Nam có lo mất Biển Đông?”, lên án Việt Nam hành xử không “biết người, biết ta”, ca ngợi Campuchia  “Mặc dù Campuchia là một nước nhỏ và rất thân thiết với Trung Quốc, nhưng Thủ tướng Campuchia Hun Sen cũng đã thẳng thắn ủng hộ nghị quyết lên án Nga” và phán rằng, đây là một sự kiện có thể dẫn tới “sự nguy hiểm đối với Việt Nam” vì  “Rất có khả năng Trung Quốc trong thời gian sắp tới sẽ ra các quyết định sáp nhập các khu vực trên Biển Đông vào trong lãnh thổ của Trung Quốc (như Nga đã làm với Ukraine… Trong trường hợp đó, Việt Nam sẽ làm gì để kêu gọi sự ủng hộ của thế giới?”.

Ví dụ khác, tờ Chân trời mới cảu Việt tân đăng bài viết “Quá tam ba bận’: Việt Nam ‘đi với ma’ đến bao giờ?” dẫn lời bình luận của một số người như nhà văn Võ Thị Hảo, Will Nguyễn, nhà thơ Hoàng Hưng, nhà văn Phạm Đình Trọng, Giáo sư Carl Thayer  về việc Việt Nam bỏ phiếu trắng trong Phiên họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 13/10/2022  rồi đưa ra những bình luận xằng bậy, nhảm nhí: “ Từ ngày nổ ra chiến tranh, đã ba lần nền ngoại giao phản dân của ĐCSVN đã phản bội lợi ích quốc gia, làm nhục quốc thể. Và lần thứ tư này, sau khi “quá tam ba bận”, ngày 13/10/2022, Việt Nam lại tiếp tục bỏ phiếu trắng, “theo voi hít bã mía” (bỏ phiếu theo Trung Quốc), không dám lên án hành động phi nhân phi pháp của Nga đối với Ukraine. Nhưng lá phiếu trắng lần này nguy hiểm gấp bội phần so với hai lần trước… thái độ ủng hộ Nga xâm lược Ukraine của Đảng và Nhà nước cộng sản phản ánh tâm lý thù địch phương Tây có nguồn gốc ý thức hệ. Một bộ phận giới tinh hoa ở Việt Nam vẫn khăng khăng thái độ ủng hộ các quyết định của ĐCSVN và của Tổng thống Putin về cuộc chiến… Các tội ác của Nga đối với dân thường Ukraine ngày càng chồng chất trong khi nhà nước Việt Nam không nhận thức được thiện ác khi tiếp tục không lên án cuộc xâm lược của Nga… Nhưng quan trọng hơn vũ khí là não trạng phụ thuộc của Việt Nam vào Nga trong việc bảo vệ đất nước … Một nước như Việt Nam khi bị xâm lược, cần phải có sự ủng hộ của đại đa số các nước, trong đó các nước hùng mạnh, văn minh. Vậy Nga có phải là nước hùng mạnh và văn minh không? Vậy, Việt Nam còn “kiên định” đi với Nga đến bao giờ?”.

Hải Lê, Võ Thị Hào, Will Nguyễn, Hoàng Hưng, Phạm Đình Trọng, Giáo sư Carl Thayer và những kẻ xáo ra những bài viết với luận điệu nêu trên dường như đang đứng trên góc nhìn, lập trường của các quốc gia phương Tây suy luận, hù dọa, công kích Việt Nam mà không chịu suy ngẫm lý do vì sao Việt Nam lại liên tục chọn bỏ phiếu trắng?

Trước hết, nó xuất phát từ chân lý, lẽ phải, xuất phát từ lợi ích quốc gia, dân tộc và sự nhất quán trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.

Chân lý, lẽ phải ở đây là điều mà Việt Nam nhất quán khẳng định, thể hiện qua phát biểu của đại sứ Đăng Hoàng Giang tại Đại Hội đồng LHQ: “Quan điểm nhất quán của Việt Nam về cách hành xử tối thiểu trong quan hệ quốc tế đã được khẳng định nhiều lần. Chúng tôi luôn tin tưởng vào tầm quan trọng của việc cần bảo đảm tôn trọng đầy đủ các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc. Các nguyên tắc đó bao gồm chủ quyền bình đẳng giữa các quốc gia, giải quyết hòa bình các tranh chấp, không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia, và không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực chống lại toàn vẹn lãnh thổ hoặc độc lập chính trị của bất cứ quốc gia nào. Trong đó, tôn trọng chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các quốc gia là nguyên tắc thiêng liêng và tối thượng nhất. Các quốc gia cần tuân thủ và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và cam kết theo các công ước mà quốc gia đó là thành viên, bao gồm việc công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ các nước theo đường biên giới được quốc tế công nhận. Đây là nguyên tắc mọi quốc gia cần tôn trọng đầy đủ trong quan hệ quốc tế. Đây là điều kiện tiên quyết cho hòa bình và an ninh quốc tế.”.

Lợi ích quốc gia, dân tộc thể hiện ở chỗ: Ngày nay, cả Nga và Ukraine đều là những người bạn truyền thống tin cậy, là đối tác quan trọng đối với Việt Nam. Vậy khi hai người bạn thân xảy ra xung đột, Việt Nam có nên ủng hộ, bênh vực bên nào và phản đối bên nào không? Ở đây, bỏ phiếu trắng là đúng nhất. Không riêng gì Việt Nam mà bất cứ quốc gia nào việc bỏ phiếu thuận, phiếu chống hay phiếu trắng đều vì nhiều lý do, nhưng đều có căn cứ là lợi ích của quốc gia, dân tộc.

Phiếu trắng được hiểu là phiếu không tán thành cũng không phản đối, nghĩa là không ý kiến gì, kết quả nào cũng được. Phiếu trắng chỉ biểu hiện không chống lại cuộc bỏ phiếu, còn kết quả thì theo đa số. Kết quả các cuộc bỏ phiếu tại Liên Hợp Quốc vừa qua đều có phiếu thuận, phiếu chống và phiếu trắng. Như vậy, phiếu chống và phiếu trắng là khác nhau. Xuất phát từ tư tưởng thù địch của những kẻ chống phá Việt Nam, từ cách nhìn sự việc phiến diện một chiều, từ nhận thức phiếu trắng là phiếu chống nên Hải Lê, Võ Thị Hào, Will Nguyễn …mới đưa ra những bình luận bất nhã, sặc mùi kích động như trên. Việc bỏ phiếu thuận , phiếu chống, phiếu trắng là quyền của mỗi nước..

Thứ hai, không có chuyện Việt Nam bỏ phiếu trắng là không phụ thuộc vào bất kỳ quốc gia nào (hàm ý của họ là do Trung Quốc chi phối Việt Nam)

Nhìn các nước bỏ phiếu chống và các nước bỏ phiếu trắng còn lại phụ thuộc vào nước nào, bỏ phiếu theo ai? Chẳng hạn Thổ Nhĩ Kỳ là nước không tham gia các lệnh trừng phạt của phương Tây chống lại Nga. Thổ Nhĩ Kỳ từng 2 lần đứng ra tổ chức đàm phán giữa Nga và Ukraine và cùng với Liên Hợp Quốc đã thúc đẩy thành công Sáng kiến Biển Đen, góp phần giải quyết nguy cơ khủng hoảng lương thực toàn cầu. Nước này cũng duy trì mối liên hệ khá mật thiết với Nga và mới đây Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan một lần nữa khẳng định mong muốn tiếp tục nỗ lực thúc đẩy giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột tại Ukraine. Hay ngày 17/10 vừa qua, ngoại trưởng các nước châu Âu đã phê duyệt kế hoạch huấn luyện quân sự cho 15.000 binh sĩ Ukraine và thông qua khoản viện trợ 500 triệu Euro để giúp Ukraine bổ sung vũ khí. Nhưng Hungari và Áo không bỏ phiếu ủng hộ ý tưởng này vì cho rằng động thái như trên sẽ làm leo thang xung đột. Hungari và Áo ủng hộ đàm phán hòa bình. Vậy thử hỏi những kẻ giương thứ luận điệu nêu trên, thái độ ủng hộ Nga của Thổ Nhĩ Kỳ, Hungari, Áo, Iran có “phản ánh tâm lý thù địch phương Tây, có nguồn gốc ý thức hệ, có phản bội lại lợi ích quốc gia, có làm nhục quốc thể” hay không?

Thứ ba, khách quan nhìn nhận sự kiện chiến tranh Nga-Ucraina rất phức tạp: Đã có thời kỳ Ucraina nằm trong lãnh thổ Liên bang Xô Viết; Bán đảo Crimea từng là nơi đồn trú của hạm đội Nga; Người Ucraina nói tiếng Nga và giữ phong tục Nga; Nga là thị trường tiêu thụ lúa mỳ lớn nhất của Ucraina…Việc liên tưởng Nga đưa quân vào Ucraina với việc Trung quốc xâm chiếm Biển Đông của Việt Nam là “vô duyên”. Biển Đông (phần về Việt Nam) có cơ sở lịch sử và pháp lý rõ ràng.

Hoàng Sa của Việt Nam đã bị Trung quốc đánh chiếm… nhưng không thể phủ nhận đó là lãnh thổ của Việt Nam. Quần đảo Trường Sa rộng lớn, nhiều quốc gia có sở hữu…trong đó Việt Nam chiếm một tỷ lệ lớn. Việt Nam bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải và bầu trời của mình dựa trên Pháp lý quốc tế, Lịch sử… và bằng Sức mạnh của mình. Bỏ phiếu trắng ở Liên Hiệp Quốc, Việt Nam không sợ mất Biển Đông, trái lại điều này càng củng cố thêm vị trí chính trị của Việt Nam trên trường quốc tế.

Vậy nên, những luận điệu xuyên tạc quan điểm của Việt Nam đối với cuộc xung đột Nga – Ukraine đăng tải trên Internet, mạng xã hội của một số tổ chức, cá nhân thực chất là xuyên tạc đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước Việt Nam; bôi nhọ hạ thấp danh dự, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Bản chất ai cũng hiểu, đó là những phát ngôn một chiều, hằn học vì Việt Nam không chịu “chọn phe”, không theo và lệ thuộc vào thế lực “thân Mỹ, bài Nga, thoát Trung”, hoặc đơn giản, là cách truyền thông phương Tây, giới dân chủ Việt thể hiện sự trung thành của họ lợi ích của những kẻ đang nuôi dưỡng họ mà thôi.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *