Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
39737

Bị kịch của Sri Lanka và trò hề “cách mạng online” của Nguyễn Văn Đài

 

Trước diễn biến ở Sri Lanka, những kẻ tuyên truyền chống phá đất nước đội lốt “đấu tranh dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam” lại ra sức ca tụng “chiến thắng của người dân” và coi sự kiện ở SriLanka là cái cớ để công kích, cổ súy dân Việt Nam cũng nên “học theo dân Sri Lanka”, “khuyên quân đội, công an” Việt Nam cũng nên làm theo quân đội, công an bên SriLanka, “đứng về phía người dân”, lật đổ chính quyền “độc đảng” ở Việt Nam, lập nền dân chủ theo mô hình phương Tây.

Kẻ tích cực, đi đầu trong thứ luận điệu trên, không chỉ có Việt tân, mà còn có Nguyễn Văn Đài. Y đưa ra khái niệm “cách mạng online”, lên lớp dạy đời về kỹ thuật của “cách mạng online”, nào là lập ra các nhóm với những trang mạng có tên gọi khác nhau, trên đó liên kết với nhau lên án Đảng, Nhà nước Việt Nam (dưới danh nghĩa phản ánh tâm tư nguyện vọng, tránh hô hào chống Đảng để khỏi bị xử theo luật pháp về tội chống phá nhà nước), từ đó kết nối hàng ngàn, đến hàng triệu người, tạo thành làn sóng dư luận xã hội trên mạng, phản công chống Đảng, Nhà nước, lật đổ chế độ cộng sản. Theo Đài, khi lực lượng liên kết trên mạng xã hội đủ mạnh thì sẽ biến thành cuộc biểu tình đường phố, tấn công vào hệ thống chính trị, làm tan rã bộ máy công quyền (giống như ở SriLanka).

Diễn biến của khủng hoảng Sri Lanka?

Những ngày qua, tình hình quốc đảo SriLanka đang vô cùng hỗn loạn, đây là hệ lụy của một nền kinh tế mất khả năng kiểm soát bởi quản trị quốc gia kém cỏi. Tác động của đại dịch Covid – 19 đã làm cho nguồn thu tài chính từ du lịch của SriLanka bị sụt giảm, cùng với đó là nguồn ngoại hối cũng èo uột do kinh tế toàn cầu lâm nạn. Những khoản nợ quốc gia của SriLanka chỉ có vay mà không có trả, dẫn đến bị vỡ nợ. Công ăn việc làm của người dân trong nước bị lao đao, khốn khó, đẩy người dân vào cảnh chạy ăn từng bữa, thêm vào đó là thiếu nhiên liệu, dân phải xếp hàng dài mua xăng nhỏ giọt, điện sinh hoạt bị cắt. Khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng tài chính, khủng hoảng an sinh xã hội ắt đẩy người dân vào sự bất bình, bất mãn với chính phủ đương nhiệm, đáng chú ý là làn sóng biểu tình tràn vào dinh thự của Tổng thống nước này, họ trèo lên cả giường của Tổng thống để hưởng lạc giây phút đời sống đế vương. Song tất cả những điều này không thể làm nguôi ngoai tâm lý phản kháng của người dân. Giờ đây Tổng thống đã buộc phải lưu vong, tuyên bố từ chức, đẩy SriLaka vào cảnh loạn lạc vô chính phủ. Sự ra tay cứu trợ (cho vay) của Trung Quốc, Ấn Độ và của cộng đồng quốc tế chẳng thể nào cứu vớt được chính phủ yếu kém của SriLanka. Thế mới biết, khi mà quốc gia không tự quyết được vận mệnh của mình thì sự tồn vong hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng chịu đựng và tâm trạng của người dân.

Lạm bàn về cái gọi là “cách mạng online” của Nguyễn Văn Đài

Cái gọi là “cách mạng online” do Đài tưởng tượng ra thực chất là một mánh khóe mới của đám phản động, hòng lợi dụng mạng xã hội làm công cụ tuyên truyền, câu nối lực lượng, dựng bè kết đảng phá rối đất nước, chống lại Tổ quốc.

Không gian mạng là mặt trận thứ 5, Đảng, Nhà nước Việt Nam đã nhận thức sâu sắc vấn đề này, nên đã ban hành luật và các qui định về bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng. Nguyễn Văn Đài đâu có hiểu rằng, ở Việt Nam, người dân tham gia mạng có số lượng đông, nhưng dân trí của người tham gia mạng cũng đủ tầm mức để không bị rơi vào bẫy của những kẻ nhân danh dân chủ như Đài xúi bậy. Hơn nữa, ở Việt Nam, các cơ quan chức năng đảm trách việc quản lý và bảo vệ không gian mạng quốc gia đều rất chuyên nghiệp, có ý thức chính trị cao, có kỹ năng, nghiệp vụ sắc sảo, nên đâu có dễ cho bọn cải lương chính trị hợm hĩnh.

Lạm bàn về trò hề này của Nguyễn Văn Đài, một blogger bình phẩm:

“Thời thế đã khác rồi, sao Nguyễn Văn Đài và bè lũ rắn giả lươn cứ giở nhiều chiêu trò chống phá đất nước đến thế. Sự bình yên của đất nước phụ thuộc vào lòng dân, mà lòng dân Việt Nam luôn in đậm truyền thống yêu nước, thương nòi, yêu chuộng hòa bình. Tự ngàn xưa, người Việt Nam đã có những câu ca dao nặng trĩu tâm tư nguyện vọng cầu an (Trông cho chân cứng đá mềm/Trời yên bể lặng mới yên tấm lòng). Thấu hiểu điều đó, Đảng, Nhà nước Việt Nam đã và đang thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, mang lại cuộc sống thấm đượm tình người cho người dân. Cớ làm sao những kẻ như Nguyễn Văn Đài lại muốn khuấy đục cái hố chính trị từ bên ngoài dội vào trong nước. Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam đã luôn coi trọng việc gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định để đất nước phát triển bền vững. Môi trường chính trị ổn định là căn cốt để ổn định xã hội. Thể chế chính trị của Việt Nam là thể chế dân chủ thực sự, người dân Việt Nam ngay từ khi lập nước sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đã tham gia trực tiếp bầu Quốc hội đầu tiên trong lịch sử khu vực Đông Nam á, tiếp đó người dân là chủ nhân của công cuộc kiến quốc và vệ quốc vĩ đại, ngày nay đang là chủ nhân của sự nghiệp đổi mới đất nước, nuôi dưỡng khát vọng dân tộc hùng cường. Con đường đi lên CNXH ở Việt Nam do nhân dân Việt Nam lựa chọn phù hợp với xu thế thời đại, nên mọi thứ rác rưởi sẽ bị dòng chảy lịch sử nhấn chìm, cuốn trôi. Kiểu “cách mạng online” mà Nguyễn Văn Đài “chế tác” cũng chỉ là chiếc lông vịt bị dịch cúm chính trị lây nhiễm, thảm bại là chắc”.

Còn đây là tâm sự của không ít dân mạng Việt Nam trước diễn biến Sri Lanka:

“Điều gì khiến một đất mước từng không thiếu ăn nay trở thành thiếu đói, đến cả những nhu yếu phẩm đơn giản nhất như sữa, giấy vệ sinh… cũng không thể lo liệu được cho người dân, khiến người dân phải làm “cách mạng” tự phát, chiếm đốt dinh tổng thống và nhà thủ tướng!

Bên cạnh những nguyên nhân khách quan như tác động của đại dịch, khủng hoảng Ucraina… thì có mấy vấn đề mấu chốt nhất, đó là: năng lực lãnh đạo yếu kém của chính phủ cầm quyền, những sai lầm của người đứng đầu, nạn tham nhũng và bẫy nợ.

Những thứ này đã giết chết nền kinh tế Srilanka, đẩy cuộc sống người dân vào thế bần cùng.

Một thực tại và tương lai vô cùng đen tối đang chờ người dân Srilanka.

Từ nước bạn ngẫm về nước mình mới thấy chúng ta thật may mắn khi được lãnh đạo bởi một Đảng, chính phủ luôn chăm lo cho cuộc sống nhân dân với những chính sách phát triển kinh tế xã hội linh hoạt, chính sách ngoại giao và kinh tế đúng đắn độc lập, tự chủ, không phụ thuộc; không rơi vào bẫy nợ.

Chúng ta tự hào vì là một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.

Chúng ta tự hào vì là đất nước có độ ổn định hàng đầu thế giới.

Nhìn ra thế giới để thấy thật trân quý những gì chúng ta đang có!”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *