Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
53822

Bàn về báo cáo nhân quyền của MLQVN (1): đổ lỗi mọi thứ cho chế độ!

 

Ngày 20/06/2021, tổ chức tự xưng là “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam” có trụ sở tại California (Mỹ) tự cho mình cái quyền công bố “báo cáo” về tình hình nhân quyền ở Việt Nam trong năm 2020 và năm tháng đầu năm 2021. Họ quảng bá rằng báo cáo này được “các nhà hoạt động trong nước” viết và mục tiêu là phản bác lại các báo cáo nhân quyền của Việt Nam tại Liên Hợp quốc, cũng như thành tựu về nhân quyền của Việt Nam được thế giới ghi nhận, nhất là việc Việt Nam được đắc cử thành viên HĐNQ LHQ, đang tuyên bố ứng cử kỳ tới; muốn báo động về “tình trạng vi phạm nhân quyền tồi tệ ở Việt Nam hiện nay” với hy vọng chính quyền các nước, tổ chức quốc tế can thiệp, giải quyết các vấn nạn trên ở Việt Nam!!! (trang 3,4 Báo cáo).

Đọc báo cáo dài 105 trang với 8 chương, tương đương với 8 quyền con người căn bản trong Tuyên ngôn Quốc tế về Quyền Con Người, hình thức có vẻ như tập hợp tư liệu khá đầy đặn, kỳ công, nhưng khi đọc nội dung, người đọc dễ dàng nhìn thấy ngay xuyên suốt báo cáo này là đều đổ lỗi vi phạm nhân quyền, cản trở người dân tham gia sinh hoạt chính trị… do “độc đảng” gây ra. Nội dung, ngôn từ trong báo cáo này đều tìm cách gán ghép mọi hành vi phạm tội, mọi hiện tượng tiêu cực, mọi rủi ro xảy ra trong xã hội đều là “cố ý” của chế độ chính trị hiện nay, là sự vi phạm nhân quyền của Nhà nước. Xin lấy một vài ví dụ:

– Họ cho việc các hội nhóm “đấu tranh dân chủ” tan rã, công an quân đội diễn tập bảo vệ Đại hội Đảng XIII, bắt, xử lý kẻ tung tin giả, xử lý tội phạm hình sự hay 79 trường hợp “bất đồng chính kiến” bị bắt trong năm 2021… là “răn đe” tiếng nói phản biệt và “triệt tiêu” đối lập (trang 30,31).

–  Họ cho rằng, “tình trạng bạo hành của Công an Việt Nam trong thời gian qua không có dấu hiệu giảm bớt với ít nhất 16 trường hợp chết trong lúc bị công an tạm giữ để điều tra” để rồi đưa ra khuyến nghị “Việt Nam cần chấm dứt các hình thức tra tấn và giam giữ tùy tiện”. Thực tế, họ lấy ra 16 ví dụ đó từ nguồn báo chí vốn hằn thù, chống phá Việt Nam như RFA, SBTN; gán ghép một số trường hợp lo sợ thoát tội đã nhảy lầu, tự tử trong quá trình làm việc với công an hoặc tự tử sau khi làm việc với công an về hành vi vi phạm pháp luật của mình,… thành “nạn bạo hành của công an” và là lỗi hệ thống chính trị, của chế độ mới để xảy ra một số hiện tượng trên!.

– Họ lấy việc xử lý một số nhà báo vi phạm pháp luật, lộng hành thao túng thông tin, khủng bố doanh nghiệp kiếm tiền khiến dư luận, dân chúng Việt Nam vô cùng bức xúc (như nhóm Báo Sạch) là “đàn áp tự do ngôn luận, tự do báo chí” (trang 41,42). Họ khai thác hiện tượng một số nhà báo lên tiếng phê phán mình bị “trả thù” do nghề nghiệp (như bị phóng uế trước nhà, nhân điện thoại đe dọa…) đều là “hiện tượng báo động” trong quấy nhiễu, hành hung người làm truyền thông (trang 42,43)

– Khôi hài hơn, họ cho việc cuộc sống khó khăn của thương phế binh VNCH, rằng Nhà nước không thực hiện chính sách đối với thương phê binh VNCH như chế độ đối với thương binh, liệt sỹ chống xâm lược… là “phân biệt đối xử” của chế độ (trang 66, 67).

– Họ lấy hiện tượng người dân tộc thiểu số Việt Nam chiếm đa số nghèo, tuổi thọ thấp hơn bình quân, người Hoa lại giàu,.., phủ nhận thành tựu từ chính sách “xóa đói giảm nghèo”, ưu đãi về giáo dục đối với người nghèo, người DTTS… đều bắt nguồn từ  “sự kỳ thị với dân tộc thiểu sổ” (trang 70,71).

Ngay như vấn đề an sinh xã hội, trang 79 của báo cáo có đoạn: “Về bất bình đẳng cơ hội giáo dục giữa người giàu và người nghèo vẫn không có gì thay đổi nhiều  trong hai thập niên vừa qua. Vào năm 1998 có khoảng 55% gia trưởng trong các gia đình nghèo có  trình độ tiểu học trở xuống, đến năm 2016, tỷ lệ đó chỉ tăng lên 57%.”. Nhưng có thật cơ hội tiếp cận giáo dục của các hộ nghèo ở Việt Nam vẫn dậm chân tại chỗ trong suốt 20 năm qua không? Không, vì hầu hết các hộ nghèo ở Việt Nam 20 năm trước đã thoát nghèo, với một tốc độ thay đổi được quốc tế đánh giá cao. Cụ thể, tỷ lệ người nghèo theo chuẩn quốc tế ở Việt Nam đã giảm từ 37% vào năm 2018 xuống còn 8,6% vào năm 2016, và tiếp tục giảm mạnh trong giai đoạn 2016-2020.

Như vậy, bản chất của báo cáo này là núp dưới danh nghĩa “báo cáo nhân quyền” để xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ chính trị hiện nay là chính. Xem ra cụm từ “báo cáo tình hình nhân quyền Việt Nam” là sự mạo danh lố bịch, kệch cỡm!

Khánh Chi

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *