Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
85393

Việt – Mỹ nâng cấp quan hệ, sao vẫn có kẻ cố bịa đặt, xuyên tạc sự thật?

 

Với tư tưởng cực đoan, cái nhìn hằn học và những uẩn ức cá nhân, nên có những kẻ hận thù lưu vong không chịu nhìn nhận dự phát triển tích cực của Việt Nam. Thậm chí, việc Tổng thống Mỹ thăm Việt Nam và nâng cấp quan hệ lên “Đối tác chiến lược toàn diện” vẫn khiến họ cố chấp xuyên tạc, bịa đặt bằng mọi giá. Điển hình cho các gương mặt này là Trương Nhân Tuấn, tung ra luận điệu bịa đặt hòng hạ thấp ý nghĩa chính trị nâng cấp quan hệ song phương này rằng “Các tài phiệt Mỹ vẫn chưa tin tưởng chế độ Việt Nam nên không đầu tư vào đây”. Luận điệu này khiến nhiều người bình phẩm, không hiểu sao ông ta lại có những lập luận ngớ ngẩn, thiếu thông tin và thiếu thực tế đến vậy?

Bình phẩm về thông tin ngớ ngẩn của ông Trương Nhân Tuấn, bạn đọc Ngô Minh Tiến đã dẫn ra hàng loạt dữ liệu, số liệu báo chí, truyền thông đăng tải công khai:

Theo thống kê chính thức, kim ngạch thương mại song phương Việt – Mỹ tăng bình quân khoảng 16%/năm. Tính từ khi bình thường hóa quan hệ năm 1995 đến nay, tăng trưởng thương mại hai nước tăng từ 450 triệu USD năm 1995 lên hơn 123 tỷ USD năm 2022. Thời gian gần đây thương mại song phương tăng trưởng mạnh, với kim ngạch thương mại hai chiều năm 2022 đạt hơn 123,86 tỷ USD, tăng 11% so với năm 2021, góp phần đưa tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước 2022 đạt mức kỷ lục (vượt mốc 700 tỷ USD). Năm 2022 đánh dấu bước ngoặt khi lần đầu tiên hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang một thị trường đạt mốc hơn 100 tỷ USD.

Kim ngạch thương mại song phương 7 tháng đầu năm 2023 đạt hơn 60,5 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt hơn 52,4 tỷ USD, xuất siêu 44,3 tỷ USD, nhập khẩu đạt 8,1 tỷ USD. Mỹ hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 11/108 nước đầu tư tại Việt Nam, với hình thức đầu tư đa dạng (khoảng 1200 dự án, tổng vốn đạt gần 11,4 tỷ USD). Năm 2022, đầu tư trực tiếp của Mỹ tại Việt Nam đạt 748 triệu USD, đứng thứ 8/108 trong số các nước và vùng lãnh thổ có FDI tại Việt Nam. Tính riêng 2 tháng đầu năm 2023, tổng đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam khoảng 11,68 triệu USD. Việt Nam đang có 230 dự án đầu tư tại Mỹ, tổng vốn đăng ký 1,264 tỷ USD. Mỹ đứng thứ 7/80 nước và vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam.

Nếu không có sự đầu tư mạnh mẽ từ doanh nghiệp 2 nước thì lấy đâu ra những kết quả đáng ghi nhận trên?

Trong năm 2023, nhiều tập đoàn lớn của Mỹ đang thực hiện kế hoạch mở rộng, tăng vốn đầu tư tại Việt Nam. Tập đoàn P&G dự kiến đầu tư thêm 100 triệu USD để mở rộng dây chuyền sản xuất nhà máy Bến Cát. AES dự kiến đầu tư vào phát triển năng lượng tái tạo. Warburg Pincus được biết đến là quỹ chuyên thực hiện những thương vụ đầu tư vài trăm triệu USD mỗi lần. Đây là một trong những quỹ đầu tư tư nhân lâu đời nhất và lớn nhất trên toàn cầu, có trụ sở chính tại New York. Tổng mức đầu tư giá trị hàng tỷ USD vào loạt doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam. Có thể kể đến mấy thương vụ lớn như hồi tháng 6/2022, nhóm quỹ đầu tư do Warburg Pincus dẫn đầu đã hoàn tất thương vụ trị giá 250 triệu USD vào Novaland. Warburg Pincus cũng đã rót 300 triệu USD với VinaCapital hành lập một liên doanh chuyên về đầu tư và quản lý khách sạn tại Việt Nam cũng như sẽ dần mở rộng ra cả khu vực Đông Nam Á. Công ty quản lý quỹ đầu tư KKR của Mỹ cũng từng hiện diện rất sớm ở Việt Nam. KKR trở thành cổ đông lớn của Masan Consumer – một công ty con của Tập đoàn Masan của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang – từ năm 2011 với giá trị đầu tư ban đầu 159 triệu USD. Năm 2013, KKR tiếp tục rót thêm 200 triệu USD nâng tỷ lệ sở hữu lên 18,04%. Đến năm 2017, quỹ này rót tiếp 250 triệu USD vào Masan Group và Masan Nutri-Science (hiện đã đổi tên thành Masan MEATLife). Hồi giữa năm 2021, theo tờ DealStreetAsia, Tập đoàn KKR rót khoảng 100 triệu USD vào Tổ chức Giáo dục EQuest của Việt Nam.

Trong lĩnh vực công nghệ, Tập đoàn FPT của ông Trương Gia Bình hồi năm 2017 đã có thỏa thuận hợp tác đầu tư với nhà đầu tư chiến lược Synnex Technology International Corporation (Synnex) – tập đoàn lớn thứ 3 thế giới về phân phối sản phẩm công nghệ, viễn thông và linh kiện điện tử có trụ sở tại California, Mỹ. Vào giữa năm 2015, ông lớn Mondelēz International của Mỹ đã chi gần 8.000 tỷ đồng để mua 80% cổ phần mảng bánh kẹo của Tập đoàn Kinh Đô (KDC). Hồi cuối tháng 3/2023, một phái đoàn doanh nghiệp Mỹ lớn chưa từng có đã đến Việt Nam. Tổng cộng có đại diện 52 công ty, tập đoàn Mỹ, trong đó có các hãng quốc phòng, dược phẩm, công nghệ… có mặt tại Việt Nam (như Boeing, Bell, UPS, Coca Cola…) để thảo luận về các cơ hội đầu tư và kinh doanh. Nhiều tập đoàn quen thuộc đang hoạt động kinh doanh hoặc sản xuất tại Việt Nam và có kế hoạch mở rộng như Apple, Coca-Cola và PepsiCo, Netflix… SpaceX cũng đang tìm kiếm thị trường dịch vụ Internet vệ tinh tại Việt Nam và các nước trong khu vực. Các hãng Pfizer và Johnson & Johnson, nhà sản xuất thiết bị y tế Abbott, Công ty Tài chính Visa, Ngân hàng Citibank, các hãng công nghệ điện toán đám mây Meta và Amazon Web Services đẩy mạnh tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại Việt Nam.

Vậy mà ông Trương Nhân Tuấn vẫn bảo các tài phiệt Mỹ “nghi kỵ” không muốn đầu tư ở Việt Nam thì không hiểu khả năng đọc hiểu ông ta ở chỗ nào?. Sao ông ta lại cứ cố tình nói ra điều không thật như vậy? Thật buồn cho một não trạng phi thực tế và vô duyên hết chỗ nói.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *