Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
17529

Vì sao Việt Nam “chậm di tản” công dân trong cuộc chiến tại Ukraina?

 

Những ngày qua trên các trang tổ chức khủng bố Việt tân và giới “dân chủ” thường xuyên công kích rằng, Đại sứ quán Việt Nam tại Ukcraina “bỏ rơi” công dân Việt ở đây, chậm di tản, chỉ lo xuống hầm trú ẩn… Ai cũng hiểu đây là phát ngôn công kích, bởi không chỉ riêng cơ quan đại diện Việt Nam ở Ukcraina bất ngờ, bị động trước chiến sự?

Cuộc chiến bất ngờ với chủ ý che giấu từ nước Nga?

Chính nước Nga và Tổng thống Putin cũng che giấu thông tin, có thể vì muốn giữ bí mật cuộc chiến đến phút cuối cùng. Theo dõi tin tức thời gian trước cuộc chiến cho thấy Nga liên tục tuyên bố không đánh, chỉ tập trận, và thậm chí có cả “động tác giả” như tuyên bố rút quân khỏi biên giới Ukraine vào ngày 16/2.

Nhiều nước lớn và thân cận với nước Nga cũng bị bất ngờ. Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu ngày 13/2 cho biết, các nguồn tin ở Nga và Belarus đã đảm bảo với Ankara rằng không có kế hoạch xâm lược Ukraine. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov khi đó cũng đã phủ nhận những tuyên bố này là “trống rỗng và vô căn cứ”, phục vụ cho một âm mưu làm leo thang căng thẳng, đồng thời chỉ ra rằng Nga không gây ra bất kỳ mối đe dọa nào đối với bất kỳ ai. Ngày 16/2, một quan chức cấp cao của Israel nhấn mạnh trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga rằng nếu Nga tấn công Ukraine, Israel sẽ cần sự hỗ trợ từ Moscow để sơ tán công dân và các nhà ngoại giao của nước này. Đây là động thái có vẻ để “thăm dò” ý tứ từ phía Nga, nhưng cũng hoàn toàn không có thông tin.

Ngay một nước lớn và thân cận mật thiết với Nga như Trung Quốc cũng bị bất ngờ, bởi cho đến ngày 22/2 họ mới chỉ đưa cảnh báo công dân dự trữ lương thực, tránh đi đến các khu vực nguy hiểm, hoàn toàn không khuyến cáo di tản.

Cuộc chiến bất ngờ với chính người trong cuộc

Ngày 14/2 Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã kêu gọi các nước phương Tây chia sẻ thông tin tình báo về việc Nga đang chuẩn bị tấn công Kiev như họ dự đoán. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cũng tranh thủ lợi dụng lời kêu gọi này để mỉa mai phương Tây là “đã chế nhạo người dân Ukraine, trong khi thực hiện một chiến dịch khiêu khích toàn cầu khác”.

Điều này dẫn đến thực tế là những người Việt Nam ở Ukraine bao gồm cả Đại sứ Việt Nam không nắm được thông tin. Chính phát biểu của Tổng thống Zelensky đã khiến Đại sứ Nguyễn Hồng Thạch tự tin phát biểu vào ngày 15/2 “Rõ ràng có câu chuyện căng thẳng ở biên giới, nhưng không ai nghĩ đến chiến tranh cả. Ngay chính quyền Ukraine cũng rất bất đồng với phương Tây về việc thông tin có thể xảy ra chiến tranh ngay ngày mai, gây tâm lý hoảng loạn không cần thiết”.

Theo thông tin khi đó, anh Nguyễn Vũ Anh, Người Việt Ukraine, cho biết việc liệu có nổ ra chiến tranh giữa Nga và Ukraine hay không đang là chủ đề nóng trong mọi diễn đàn của người Việt không chỉ tại Ukraine mà cả của các cựu lưu học sinh Liên Xô. “Dựa vào những trao đổi, người Việt ở Ukraine theo tôi biết không bị ảnh hưởng của việc căng thẳng này. Mọi sinh hoạt vẫn diễn ra bình thường như trước khi có căng thẳng”. Trao đổi với các công dân Việt Nam sinh sống tại Ukraine thời gian đó thì đa số các ý kiến đều cho rằng căng thẳng hiện nay do báo chí phương Tây “thổi phồng” tình hình. Thực tế, người dân Ukraine khi đó vẫn sinh hoạt bình thường, mặc dù ở một số nơi có diễn ra các khóa huấn luyện quân sự ngắn cho người dân.

Diễn biến phức tạp?

Dựa trên diễn biến rút quân của Nga ngày 16/2, tất cả đều yên tâm. Thế nhưng ngày 24/2, Nga đột ngột tấn công chỉ vài giây sau bài phát biểu của ông Putin. Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng khi đó cho biết: “Đại sứ quán đã cử cán bộ trực đường dây nóng bảo hộ công dân 24/24, sẵn sàng tiếp nhận thông tin. Theo Đại sứ quán, hiện có khoảng 100 công dân đang sinh sống trong khu vực Donetsk và Lugansk. Tình hình bà con hiện nay cơ bản ổn định”. Và thực tế là cho đến ngày 25/2 thì tất cả vẫn chưa nghĩ rằng nước Nga lại quyết tâm đánh lớn trên toàn lãnh thổ Ukraine.

Nhưng chỉ sau đó vài giờ, nước Nga tấn công mạnh hơn và tất cả Đại sứ quán Việt Nam cũng như mọi người dân đều phải xuống hầm trú ẩn. Đó là thời điểm mà bầu trời Ukraine rực lửa với hàng trăm tên lửa bắn vào, việc di tản là không an toàn như lời Đại sứ Thạch đã nói “Tình hình hiện nay tốt nhất là ở đâu ở đấy. Sơ tán giờ này là không an toàn”.

Ngày 26/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có chỉ đạo yêu cầu nhanh chóng đưa công dân Việt Nam rời khỏi khu vực nguy hiểm ở Ukraine. Theo thông tin mới nhất thì đến trưa 1-3, đã có khoảng 200 người được Đại sứ quán Việt Nam và các hội đoàn tại Ukraine hướng dẫn và hỗ trợ sơ tán ra khỏi vùng chiến sự. Đại sứ quan cũng đang tiếp tục tập hợp nhu cầu của bà con để có thể triển khai phương án phù hợp, đồng thời đề nghị các cơ quan chức năng sở tại có biện pháp hỗ trợ, bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản cho công dân và doanh nghiệp Việt Nam tại Ukraine. Được biết hiện có khoảng 7.000 người Việt Nam sinh sống, làm việc và học tập tại Ukraine và chưa có thiệt hại.

Dựa trên những diễn biến này, có thể nói Việt Nam và nhiều quốc gia đã bị bất ngờ bởi những toan tính của Nga cũng như các nước lớn khác. Việc di tản công dân có phần chậm chạp đã trở thành cái cớ cho nhiều đối tượng chống phá xuyên tạc, bôi nhọ đất nước. Tuy nhiên, điều này có thể thông cảm nếu biết rằng ngay cả Ukraine, quốc gia nạn nhân trực tiếp của cuộc chiến cũng không hoàn toàn không nắm được thông tin và gần như không thể phản ứng trong những ngày đầu cuộc chiến. Cần thừa nhận là việc di tản nếu thực hiện sớm hơn sẽ tốt hơn, nhưng tin tưởng rằng với quyết tâm của toàn hệ thống, các công dân Việt Nam tại Ukraine sẽ được an toàn, tương tự theo cái cách mà hàng vạn công dân đã được sơ tán thành công khỏi Iraq, Syria, Lybia những năm trước đây.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *