Đó là tên bài báo tiếng Đức “SANKTIONEN GEGEN VENEZUELA – Nur ein Prozent übrig” của nhà báo Volker Hermsdorf đăng trên tờ Thế giới trẻ (Junge Welt) ở Thủ đô Berlin đăng ngày 20-02-2021, đưa tin báo cáo của LHQ về Venezuela cho biết, các biện pháp trừng phạt của Mỹ và EU làm giảm thu nhập quốc gia tới 99%, tác động nghiêm trọng đến hệ thống y tế nước này. Bài báo được Việt kiều Đức Hồ Ngọc Thắng chuyển ngữ.
Các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu áp đặt lên Venezuela, đã được thắt chặt nhiều lần, đã “tác động tàn phá đến nhân dân”, làm giảm “khả năng tiếp cận thực phẩm và thuốc men của đất nước”, đã vi phạm “nguyên tắc bình đẳng chủ quyền của các quốc gia ” và là ”một sự can thiệp vào công việc nội bộ«. Đây là kết luận do Báo cáo viên Đặc biệt và Cao ủy Nhân quyền của Liên hợp quốc, bà Alena Douhan, đưa ra sau 12 ngày nghiên cứu sâu rộng tại quốc gia Nam Mỹ. Đại diện LHQ cho biết cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Venezuela là kết quả trực tiếp của các lệnh trừng phạt. Bà cam đoan rằng các cuộc điều tra của bà dựa trên các tiêu chuẩn của Liên hợp quốc về tính độc lập, không thiên vị và hoàn toàn đầy đủ. Khi trình bày báo cáo sơ bộ của bà, Douhan yêu cầu trong một cuộc họp báo ở Caracas vào hôm thứ Sáu: “Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu phải dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Venezuela.”
“Không thể biết tỷ lệ phần trăm thực tế của các tác động phong tỏa, nhưng tôi có thể nói một cách chắc chắn rằng việc thực hiện các biện pháp trừng phạt có tác động tiêu cực lớn đến quyền được sống, quyền được giáo dục, thực phẩm và thuốc men và trong mọi lĩnh vực của cuộc sống hàng ngày”, bà Douhan nói thế khi được một nhà báo hỏi.
Trái ngược với một báo cáo được trình bày vào tháng 6 năm 2019 của Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc, bà Michelle Bachelet, trong đó bà ta đã trình bày 558 cuộc phỏng vấn sau chuyến thăm ngắn ba ngày, trong đó 460 cuộc được thực hiện với những người di cư Venezuela ở các quốc gia khác nhau, báo cáo này là kết quả của các cuộc thảo luận sâu rộng với đại diện của các tổ chức phi chính phủ (NGO), lĩnh vực y tế và giáo dục, Ủy ban Sản xuất và Cung ứng Địa phương (CLAP), các thành viên của Quốc hội và các đảng đối lập, các giáo sĩ, doanh nhân và các thành viên chính phủ bao gồm Tổng thống Nicolás Maduro, đài truyền hình tin tức Mỹ Latinh Telesur ca ngợi chất lượng của các cuộc điều tra.
Trong phần trình bày báo cáo của mình, Báo cáo viên đặc biệt nhắc lại rằng kể từ năm 2000 chính phủ Bolivar cũng đã thực hiện một số lượng lớn các dự án xã hội trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, nhà ở, thực phẩm, điện, nước và tiện ích, kế hoạch hóa gia đình và thúc đẩy cộng đồng nông thôn, »nhiều trong số dự ấn đó được thực hiện miễn phí cho người dân hoặc được nhà nước trợ cấp giá nhiều«. Bà Douhan chỉ ra rằng các chương trình này, cũng như việc mua máy móc và phụ tùng, thực phẩm và thuốc men, phụ thuộc vào một nền kinh tế phần lớn được hỗ trợ bởi xuất khẩu dầu. Nhà ngoại giao giải thích: “Venezuela hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào thuốc nhập khẩu từ nước ngoài trong lĩnh vực y tế, nhưng hầu hết các dịch vụ y tế công cộng đều do nhà nước cung cấp miễn phí, bất chấp các lệnh trừng phạt ngày càng gia tăng”.
Theo phân tích, với việc giá dầu giảm, sự suy giảm kinh tế đã bắt đầu từ năm 2014, vốn cực kỳ trầm trọng hơn do các hành động của Mỹ và EU, dẫn đến một cuộc khủng hoảng nhân đạo chưa từng có. Hậu quả là thu nhập quốc dân đã bị giảm hơn 99% so với thu nhập trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21. Tuy nhiên, đại diện Liên Hợp Quốc cho biết, theo thống kê hiện tại, Venezuela sử dụng 76% quỹ của mình cho các chương trình xã hội. “Nhưng nếu đó chỉ có một phần trăm so với thu nhập trước đây, thì đó thực sự là một số tiền thấp đến mức nực cười đối với đất nước này”, bà Douhan nói.
Trong tình hình khó khăn này, các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ và EU trong từ 2017 và 2018 sẽ khiến tỷ lệ tử vong tăng mạnh do thiếu các xét nghiệm và điều trị HIV. Việc tịch thu tài sản của Citgo, một công ty con của Mỹ thuộc công ty dầu khí quốc doanh Petróleos de Venezuela (PDVSA), đã ngăn cản việc cấy ghép gan và tủy xương cần thiết cho 53 trẻ em Venezuela, bà Douhan trình bày một số kết quả điều tra của bà. Các biện pháp đơn phương của Mỹ cũng khiến hệ thống điện, nước và vệ sinh bị gián đoạn do không thể mua phụ tùng thay thế. Điều này khiến cơ sở hạ tầng xuống cấp vì việc phong tỏa khiến việc mua phụ tùng và thiết bị mới ở nước ngoài trở nên khó khăn.
Tóm lại, báo cáo của Liên hợp quốc nêu rõ Venezuela hiện đang thiếu máy móc, phụ tùng thay thế, nhiên liệu, khí đốt, thực phẩm và thuốc men cần thiết. Vì việc mua hàng hóa và thanh toán từ các công ty đại chúng nhưng bị chặn hoặc đóng băng. Báo cáo viên đặc biệt của LHQ Douhan tóm tắt kết quả điều tra của bà: “Cách duy nhất để đảm bảo cuộc sống của người dân Venezuela và bảo vệ quyền con người của họ” là “việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt và khôi phục quan hệ bình thường giữa các quốc gia”.
Ảnh: “Ảnh hưởng một cách tàn phá”: Một đứa trẻ lấy nước từ một con suối ở Caracas (ngày 28 tháng 6 năm 2020)
Đường link của bài báo:
Bình luận về thông tin trên, ông Hồ Ngọc Thắng bày tỏ sự phẫn nộ: báo cáo của LHQ về tình hình Venezuela cho thấy rõ ràng, Mỹ và EU đã và đang gây ra những tội ác cho Nhân dân và đất nước này. Thế mà họ luôn rao giảng đạo lý về nhân quyền. Đúng là thói đạo đức giả. Truyền thông chính thống của Đức rất gian dối trong việc đưa tin về tình hình ở Venezuela. Họ hầu như không nói đến hậu quả của các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ và EU. Venezuela đang ở trong hoàn cảnh như Việt Nam bị bao vây và cấm vận trong những năm 70 và 80 của thế kỷ trước.
Hiếu Ngọc