Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
39995

Cuộc chiến Nga-Mỹ và phương Tây: Nga đưa NGO Bellingcat của Mỹ thành “tổ chức đại diện nước ngoài”!

“Nga đưa “mạng lưới nghiên cứu” Bellingcat do Mỹ tài trợ là ” đại diện nước ngoài”” là tên bài báo của RT DE (kênh tiếng Đức của đài truyền hình Nga RT có trụ sở ở Berlin) đăng ngày 8-10-2021 được Việt kiều Đức Hồ Ngọc Thắng biên dịch. Bài báo cho biết, Bộ Tư pháp Nga đã tuyên bố, Mạng lưới nghiên cứu Bellingcat là “đại diện nước ngoài”. Nhóm này được biết đến với các cuộc điều tra về vụ rơi máy bay MH17 ở miền đông Ukraine và vụ tấn công bằng chất độc nhằm vào Alexei Navalny.
Ngoài hai tổ chức khác và chín người, bao gồm các nhà báo từ ban tiếng Nga của BBC và đài truyền hình đối lập Doschd, Bộ Tư pháp Nga đã đưa mạng lưới điều tra quốc tế Bellingcat vào “danh sách các đại diện nước ngoài”.
Mạng lưới có trụ sở tại Hà Lan, được thành lập bởi nhà báo kiêm blogger người Anh Eliot Higgins và đề cập tới các cuộc điều tra dựa trên phân tích các nguồn công khai, tập trung rõ ràng vào các hoạt động của Bộ Quốc phòng Nga và Cơ quan An ninh Liên bang (FSB).
Ở phương Tây, nhóm này đã được trao một số giải thưởng. Một mặt cho cuộc điều tra của họ về vụ tai nạn máy bay MH17 của Malaysia Airlines vào năm 2014 ở miền đông Ukraine. Và thứ hai là cho nghiên cứu của họ về vụ tấn công được cho là bằng chất độc nhằm vào nhà phê bình Điện Kremlin Nga Alexei Navalny.
Tuy nhiên, phía Nga cáo buộc Bellingcat hợp tác với các cơ quan tình báo phương Tây. Nhóm được cho là đã nhận được thông tin riêng từ các cơ quan này. Mạng lưới phủ nhận các cáo buộc và khẳng định họ hành động độc lập. Nhưng nhóm thực sự nhận được tiền từ Quỹ Quốc gia hỗ trợ Dân chủ – NED ( “National Endowment for Democracy”), được tài trợ bởi chính phủ Hoa Kỳ. Theo nhà chức trách Nga, mạng lưới này cũng nhận được tài trợ từ chính phủ Hà Lan và Anh.
Theo luật, các phương tiện truyền thông và các tổ chức phi chính phủ ở Nga cần được đăng ký là “đại diện nước ngoài” nếu họ được tài trợ bằng tiền từ nước ngoài. Matxcơva biện minh cho điều này với việc bảo vệ chống lại sự can thiệp chính trị vào các vấn đề nội bộ. Tuy nhiên, các nhà phê bình nhấn mạnh rằng các tổ chức và người bị ảnh hưởng sẽ bị kỳ thị bởi điều khoản này.
Trong vài tuần qua, số lượng các tổ chức và người được coi là “đại diện nước ngoài” đã tăng lên đáng kể, gây ra sự phẫn nộ trong xã hội và trên các phương tiện truyền thông đối lập. Tuy nhiên, các nhà chức trách Nga phản đối rằng đây là một phản ứng thích đáng đối với những nỗ lực gần đây nhằm gây ảnh hưởng của nước ngoài đối với chính trị trong nước ở Nga, cũng như những hạn chế đối với công việc của các nhà báo Nga ở nước ngoài.
Về điều này, Tổng thống Vladimir Putin nói: “Nếu các người nhận tiền từ nước ngoài để tham gia các hoạt động chính trị trong nước thì hãy nói rõ điều đó. Bánh mì của ai tôi ăn và bài hát của ai tôi hát, đều được nhiều người biết đến. Và khi các người nhận được tiền từ nước ngoài, có những lý do để tin rằng các người cũng sẽ nhận công việc và từ việc làm này các người được trả tiền.”
Các tổ chức nằm trong danh sách “đại diện nước ngoài” được yêu cầu phải truyền đạt thông tin này trong tất cả nội dung mà họ công bố. Tuy nhiên, Bellingcat khó có thể bị gây rắc rối đáng kể bởi quy định này khi hoạt động tại Nga. Bởi vì nhóm phổ biến kết quả điều tra của họ chủ yếu thông qua các phương tiện truyền thông phương Tây hoặc các tổ chức liên kết.
Vào ngày 14-9-2021, hơn 150 hãng truyền thông Nga và các tổ chức phi chính phủ đã đưa ra kiến nghị bãi bỏ “Đạo luật về các đại diện nước ngoài”. Hơn 160.000 chữ ký đã được thu thập cho đến nay trong khuôn khổ này.
Có thể là hình ảnh về 1 người và văn bản cho biết 'UKRAINE CRISIS media center'
Ảnh lưu trữ: Nhà báo điều tra người Hà Lan Pieter van Huis đến từ Bellingcat trong buổi thuyết trình về vụ tai nạn máy bay MH17 của Hãng hàng không Malaysia ở miền đông Ukraine, Kiev, ngày 17-7-2019.
Nguồn ảnh: www.globallookpress.com © Str/ZUMAPRESS.com
Đường link của bài báo:
Ông Hồ Ngọc Thắng cho rằng, hành động này của Nga cũng tương tự như của Mỹ, từ năm 1938, Mỹ đã có quy định này. Đây là hành động đáp trả của Nga trước sự can thiệp ngày càng nhiều của các chính phủ phương Tây.

Nhiều ban đọc Việt ủng hộ rằng, Việt Nam đến thời điểm nào đó cũng phải có Luật như Nga áp cho các tổ chức phi Chính phủ ăn tiền của Quốc hội Mỹ và Phương Tây chống Việt Nam, như vụ Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (mẹ Nấm) nhận 50 nghìn € của Thụy Điển, bây giờ đang lưu vong bên Mỹ.

Có thể nói, can thiệp vào đất nước khác và lũng đoạn nền chính trị là chiêu trò thường xãy ra đối với những nước mà Mỹ và phương Tây cho rằng không cùng hội cùng thuyền. Tống thống Nga Putin đã nhìn rõ bản chất cốt lõi của vấn đề, ăn tiền bẩn thì đương nhiên tâm đen tối, ở chiều ngược lại cũng đúng y như thế. Mạng lưới được Nga xếp vào danh sách đại diện nước ngoài, ngoài mặt họ tuyên bố là tổ chức độc lập, nhưng thực chất chỉ là đội lốt, trá hình, họ đi đêm với Mỹ và phương Tây để phá hoại nền chính trị của Nga. Ở Việt Nam cũng vậy, có thời kỳ các tổ chức phi chính phủ ăn tiền nước ngoài mọc lên như nấm, sau đó ta cũng phải hạn chế bớt và theo dõi sát.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *