Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
31515

Tham nhũng có phải do sai lầm về đường lối?

 

Trước những vụ việc như Việt Á, Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao, lợi dụng sự bức xúc của dư luận với hành động móc ngoặc, tham nhũng  thì trên mạng lại xuất hiện nhiều, cường độ dày đặc những bài viết công kích, hoài nghi, phủ nhận công tác phòng chống tham nhũng của Đảng ta.

Họ nhận định: “Chỉ cần tiếp xúc với hải quan, hay bất cứ cơ quan công quyền nào, người dân đều có thể nếm “mùi tham nhũng”. Ngay cả những ngành dịch vụ tưởng như là “trí thức” như giáo dục và y tế mà cũng tham nhũng, và vì họ có học nên tham nhũng ở hai ngành này còn “tinh tế” hơn các ngành khác! Có thể nói là tham nhũng (và hối lộ) đã trở thành một thứ văn hoá. Cái văn hoá này nó ăn sâu vào não trạng của cán bộ Nhà nước. Đã là văn hoá thì nó rất khó xoá bỏ một sớm một chiều”. “Tham nhũng đã lan tràn ở Việt Nam, nó mang tính đặc thù và có hệ thống”. “Tham nhũng ở khắp mọi nơi, trong mọi hoạt động của cuộc sống như một căn bệnh ung thư đã di căn khắp cơ thể”. Họ lập luận rằng, nguyên nhân dẫn đến tham nhũng ở Việt Nam “là do sai lầm về đường lối” và “Việt Nam đã thất bại trong việc phòng chống tham nhũng”. Họ cho rằng, “với đà này có lẽ đảng cầm quyền khó có thể đạt được mục tiêu ngăn chận, đẩy lùi tham nhũng”…

Những lời nói trên đây của những phần tử khiêu khích là hoàn toàn không đúng, nói quá, nói thiếu văn hóa. Họ xuyên tạc, bóp méo một cách trắng trợn về thực chất trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham những tại Việt Nam trong những năm qua. Việt Nam có tham nhũng, nhưng nguyên nhân không phải do sai lầm về đường lối mà do một số cán bộ tham lam sa sút về đạo đức, vơ vét tiền bạc của Nhà nước, của nhân dân để làm giàu cho bản thân mình và gia đình mình. Loại cán bộ này đã, đang và sẽ bị pháp luật trừng trị.

Trên thực tế, tính khoảng 8 tháng đầu năm 2021, cấp ủy, Ủy ban Kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật đối với trên 70 tổ chức đảng, trên 8.000 đảng viên vi phạm, trong đó có gần 180 đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng, cố ý làm trái và hơn 20 đảng viên bị kỷ luật do vi phạm về kê khai tài sản, thu nhập.

Số liệu trên chứng tỏ Việt Nam phòng, chống tham nhũng rất quyết liệt. Luật Phòng, chống tham nhũng (Luật số 36/2018/QH14, ngày 20-11-2018) của Quốc hội ra đời đã giáng một đòn mạnh vào những phần tử tham nhũng. Luật này quy định về phòng ngừa, phát hiện tham nhũng; xử lý tham nhũng và hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng; các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm tham ô tài sản; nhận hối lộ; lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; giả mạo trong công tác vì vụ lợi; đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi; lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi; nhũng nhiễu vì vụ lợi; không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; kịp thời phát hiện, xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình; thực hiện quy định khác của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng; tiếp nhận, xử lý kịp thời phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, tin báo về hành vi tham nhũng; kịp thời cung cấp thông tin và thực hiện yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền trong quá trình phát hiện, xử lý tham nhũng. Doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước có trách nhiệm thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; kịp thời phát hiện, phản ánh và phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ngăn chặn, xử lý tham nhũng xảy ra trong doanh nghiệp, tổ chức mình theo quy định của pháp luật và điều lệ, quy chế, quy định của doanh nghiệp, tổ chức; kịp thời cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng của người có chức vụ, quyền hạn và phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ngăn chặn, xử lý tham nhũng.

Luật cũng quy định rõ quyền và nghĩa vụ của công dân trong phòng, chống tham nhũng. Công dân có quyền phát hiện, phản ánh, tố cáo, tố giác, báo tin về hành vi tham nhũng và được bảo vệ, khen thưởng theo quy định của luật pháp; có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước hoàn thiện luật pháp về phòng, chống tham nhũng và giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng; công dân có nghĩa vụ hợp tác, giúp đỡ cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong phòng, chống tham nhũng…

Về Đảng, Hội nghị Trung ương 3 khóa X (21-8-2006) đặt vấn đề “ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí”, khẳng định quan điểm “Đảng lãnh đạo chặt chẽ công tác phòng, chống tham nhũng”. Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3, khóa X, ngày 26-12-2016, Bộ Chính trị khóa XI ban hành Kết luận số 10-KL/TW, về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3, khóa X, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, trong đó, tiếp tục khẳng định mục tiêu chung của phòng, chống tham nhũng là “ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng”.

Ngày 7-12-2015, Bộ Chính trị khóa XI ra Chỉ thị số 50-CT/TW, về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng.

Tháng 2-2013, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng được  thành lập và kiện toàn do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng Ban. Ngày 16-9-2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, ký ban hành Quy định số 32-QĐ/TW, quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thay thế Quy định số 211-QĐ/TW ngày 25-12-2019 của Bộ Chính trị khoá XII về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.

Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng hoạt động được đẩy mạnh hẳn lên, có nhiều kết quả rõ rệt, góp phần quan trọng vào công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, giữ vững ổn định chính trị và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Chủ trương tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam. Đảng đã huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị vào cuộc và toàn dân tham gia, không để cho bất cứ thế lực nào có thể can thiệp, chi phối và gây cản trở. Công tác phòng, chống tham nhũng luôn luôn được xác định là cuộc đấu tranh vô cùng khó khăn, phức tạp, lâu dài, gian khổ, bị nhiều sức ép, bị các thế lực thù địch ra sức chống phá; là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, củng cố hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Về phương hướng đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, Đại hội XIII của Đảng (2021) đã chỉ rõ: “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí, với quyết tâm chính trị cao hơn, hành động mạnh mẽ, triệt để hơn, hiệu quả hơn. Kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa với chủ động phát hiện, xử lý nghiêm minh, kịp thời những hành vi tham nhũng, lãng phí, bao che, dung túng, tiếp tay cho tham nhũng, can thiệp, cản trở việc chống tham nhũng, lãng phí, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của toàn dân; thực hiện đồng bộ các biện pháp chính trị, tư tưởng, tổ chức, hành chính, kinh tế, hình sự”…

Còn nói về tình trạng tham nhũng, thì ở bất cứ Nhà nước, chế độ nào cũng đều là vấn nạn. Hàn Quốc, hầu hết các nguyên thủ đều bị điều tra, xử lý về tội này. Nhiều nước đa đảng bất ổn, thanh

Qua phân tích trên đây, thấy vấn đề phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta đã rõ. Những người cố tình xuyên tạc, bóp méo sự thật lịch sử về phòng, chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, nhất định sẽ bị dư luận xã hội phê phán.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *