Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
75092

Phản bác luận điệu “Việt Nam không có tự do ngôn luận” – nhìn từ các hình thức diễn ngôn phong phú của người Việt!

 

Thoạt nghe mấy Báo cáo nhân quyền thế giới hàng năm của Bộ Ngoại giao Hoa kỳ, Anh, Úc, Nghị viện EU hay một số  báo cáo thường niên, thông cáo báo chí của tổ chức quốc tế như Phóng viên không biên giới (RSP), Ủy ban bảo vệ nhà báo (CPJ), … thường rêu rao “Việt Nam vi phạm nhân quyền”, nhưng kỳ thực nhìn vào các hình thức diễn ngôn phong phú trong cuộc sống hàng ngày của người Việt sẽ thấy ngay sự bất hợp lý của các quy kết này.

Trước hết, nhìn từ khoa học ngôn ngữ, sẽ thấy biểu hiện của tự do ngôn luận ở Việt Nam hiện nay rất rõ, người dân Việt Nam được tự do  nói ra, viết ra điều mình muốn nói, biểu hiện cụ thể như: loại hình diễn ngôn chính luận, chính trị được thể hiện phong phú trên nhiều kênh sóng, nhiều hình thức cả trên các phương tiện truyền thông đại chúng cũng như phương tiện cá nhân như Facebook, Zalo…; Diễn ngôn báo chí cùng với sự phát triển của công nghệ 4.0, công chúng tương tác được trực tiếp với báo chí nên trong diễn ngôn báo chí cập nhật sinh động  tiếng nói của họ; Diễn ngôn văn học nghệ thuật, sân khấu điện ảnh dành cho giới văn nghệ sĩ phản ánh sâu sắc, chân thực đời sống xã hội đất nước, chưa bao giờ bị cấm đoán nếu không đi ngược lại với khát vọng của toàn Đảng, toàn dân.  Hay các diễn ngôn tự do – công dân trên các nền tảng mạng xã hội bùng nổ cả về sự phong phú, đa dạng và tự do của nó, mỗi công dân đều không bị cấm đoán sự chia sẻ nếu điều đó không đi ngược với đạo lý, văn hóa dân tộc.

Trên đây là xét trên tiêu chí các kênh, các nền tảng mà các diễn ngôn được xuất hiện. Không chỉ vậy, các thể loại văn bản cũng xuất hiện vô cùng phong phú để mỗi công dân, công chúng được bày tỏ suy nghĩ, chia sẻ cuộc sống cá nhân. Có thể thấy, bên cạnh những thể loại truyền thống, đã xuất hiện những thể loại có sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Có điều đó là bởi sự vận động của xã hội đã làm nảy sinh những yêu cầu mới. Các thể loại đó, có thể kể: truyện cực ngắn; tạp văn hiện đại, truyện ngụ ngôn hiện đại…

Nếu chỉ thống kê về mặt hình thức các thể loại, các loại hình mà các giới, các tầng lớp xã hội sử dụng để nói, viết ra thì chưa thể đủ để thuyết phục cho luận điểm về sự “tự do ngôn luận” ở Việt Nam hiện nay. Một trong những cốt yếu của sự tự do ngôn luận là “được nói ra, viết ra cái gì, nội dung gì?”. Tất nhiên, nếu không phản cảm, chống lại truyền thống văn hóa, đạo lý dân tộc, không được ngược lại với lý tưởng mà toàn Đảng, toàn dân đang phấn đấu thì mọi nội dung đều có thể được bày tỏ, ngay cả những vấn đề gai góc, nhạy cảm. Bài viết sẽ phân tích một số ví dụ tiêu biểu để thấy rõ giá trị của sự thẳng thắn, dám nói – chứng minh cho sự thật: không có vùng “cấm – nói, cấm – viết” trong xã hội Việt Nam.

Như các chương trình Tiêu điểm, bàn đến nhiều góc khuất, “góc tối”, của mọi mặt xã hội. Tại các chương trình này, khách mời và MC cùng nhìn nhận vấn đề trên nhiều bình diện để bàn bạc, trao đổi thấu đáo. Nhiều kết luận được “kết” theo cách gợi mở mà không thuộc loại “kết” áp đặt, “đóng chặt” quan điểm, chẳng hạn như kết luận sau đây về câu hỏi “có nên tồn tại trường chuyên”: Bộ Giáo dục chỉ đạo các trường chuyên không nên chạy theo thành tích, tránh trường hợp tuyển chọn nhầm người. Vì trường chuyên là nơi đào tạo nhân tài cho đất nước. Mà đào tạo nhân tài có những yêu cầu riêng không thể coi thường.Kết luận trên đã chỉ ra một sự thật đáng buồn kéo dài từ lâu trong hệ thống giáo dục Việt Nam nói chung và các trường chuyên nói riêng, đó là bệnh thành tích. Kết luận đã gợi mở: trường chuyên với chức năng đào tạo nhân tài cho đất nước cần có những yêu cầu riêng trong cách đào tạo. Như vậy, vấn đề không nằm ở việc có nên  củng cố và phát triển trường chuyên, lớp chọn hay không mà mấu chốt là phương pháp đào tạo nhân tài đã đúng hay chưa. Đây là một kết luận “mở” cho một vấn đề nhạy cảm, động đến tư tưởng giáo dục của toàn xã hội. Hoặc những thứ chúng ta chứng kiến hàng ngày như báo chí được khuyến khích “nhìn thẳng, nói thật”, cán bộ, đảng viên được khuyến khích đấu tranh với cái sai, bất hợp lý, người dân được khuyến khích tố giác tội phạm, phát hiện sai phạm, bày tỏ quan điểm,…

Với sự phân tích một số diễn ngôn tiêu biểu trên đây, chúng ta nhận thấy việc nói thẳng, nói thật, nói không khoan nhượng trên tinh thần xây dựng luôn được Đảng và Nhà nước ta khuyến khích, cho phép và ủng hộ. Từ góc độ ngôn ngữ học, ta nhận thấy Đảng và Nhà nước ta không hạn chế các loại hình, thể loại diễn ngôn trong xã hội. Các diễn ngôn cũng không bị giới hạn phạm vi nội dung được phát ra. Trên thực tế, các diễn ngôn chính trị, báo chí (và nhiều diễn ngôn công dân khác) đã nêu rất thẳng thắn những góc tối, mặt xấu mà hiện nay Đảng và Nhà nước đang phải đối diện để giải quyết, nhằm làm trong sạch đội ngũ của Đảng. Từ đó cho thấy, Việt Nam là quốc gia của sự Tự do ngôn luận.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *