Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
17738

Người dân Mỹ đặt câu hỏi về “giá trị dân chủ, nhân quyền” – thương hiệu quảng cáo bấy lâu nay của Mỹ

Lâu nay giá trị dân chủ, nhân quyền vồn được các nhà cầm quyền Mỹ vỗ ngực quảng cáo rằng đó là giá trị Mỹ. Sự việc xảy ra ngày 25/5/2020, người đàn ông da đen George Floyd, 46 tuổi, ở Minneapolis, tiểu bang Minnesota đã chết sau khi bị sỹ quan cảnh sát da trắng Derek Chauvin còng tay, dùng đầu gối đè lên cổ để ghì anh xuống đất trong quá trình bắt giữ. Trong video ghi lại tình cảnh đó, Floyd liên tục nói: “Tôi không thể thở được”.Ngay sau vụ việc trên, một làn sóng biểu tình phản đối phân biệt sắc tộc đã diễn ra rộng khắp ở thành phố Minneapolis và nhiều thành phố khác trên khắp nước Mỹ,

  Song song với việc phải căng mình đối phó với dịch COVID-19, nước Mỹ còn đang phải đương đầu với một cuộc khủng hoảng mới với các cuộc biểu tình phản đối nạn phân biệt chủng tộc lan rộng, vốn tồn tại âm ỉ trong lòng xã hội Mỹ. Người Mỹ bắt đầu đặt câu hỏi về “giá trị dân chủ, nhân quyền” vốn trở thành thương hiệu quảng cáo bấy lâu nay của Mỹ thậm chí họ chối bỏ “giá trị dân chủ, nhân quyền” của Mỹ.

Từ khi Mỹ rút quân khỏi Việt Nam năm 1973, đến khi chính quyền Sài Gòn do người Mỹ dựng lên cũng sụp đổ trước làn sóng cách mạng giải phóng thống nhất. Nhưng dấu ấn về giá trị Mỹ như “dân chủ, nhân quyền” vẫn còn âm ỉ trong một bộ phận cá nhân, đặc biệt giai đoạn hiện nay khi thông tin vượt ra khỏi biên giới quốc gia giúp nhiều người Việt tiếp cận nhiều hơn với giá trị Mỹ.

Thế nhưng có thật là giá trị dân chủ, nhân quyền của Mỹ đúng như những lời rêu rao của chính phủ Mỹ?

Chỉ một sự kiện cảnh sát giết người da màu đã thổi bùng lên ngọn lửa phân biệt chủng tộc ở nước Mỹ.

Người dân Mỹ bắt đầu đặt câu hỏi về những giá trị dân chủ, nhân quyền trở thành thương hiệu quảng cáo bấy lâu nay.

Biểu tình tại thành phố Minneapolis, bang Minnesota, Mỹ

Và khi cơn giận dữ của người biểu tình được thổi bùng lên, những người người biểu tình ở Portland, USA đã lật đổ bức tượng của Thomas Jefferson – cha đẻ của Tuyên Ngôn Độc Lập Mỹ, (13 tháng 4 năm 1743–4 tháng 7 năm 1826) là tổng thống thứ ba của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, người sáng lập ra Đảng Dân chủ-Cộng hòa Hoa Kỳ (Democratic-Republican Party), và là một nhà triết học chính trị có ảnh hưởng lớn, một trong những người theo chủ nghĩa tự do nhiệt thành lớn nhất thời cận đại.

Thực sự giá trị dân chủ, nhân quyền của Mỹ cũng là một chủ thuyết và một mô hình nhà nước, nó còn chứa đựng quá nhiều mâu thuẫn và xung đột, nó thể hiện ở sự ích kỷ trong tư hữu tư liệu sản xuất tập trung vào tay số ít người, còn người dân lao động lại không có quyền sở hữu đó.

Tượng nhà thám hiểm Christopher Columbus – người tìm ra châu Mỹ – ở Boston bị phá mất đầu trong đêm, khi người biểu tình đập phá các tượng đài liên quan đến chế độ nô lệ, tại Boston, Massachusetts, Mỹ

Tuy nhiên, một bộ phận người dân Việt Nam không hiểu rõ giá trị của Mỹ nên hằng ngày hàng giờ chửi rủa văn hóa Việt Nam, ngồi lê đôi mách về những thói hư tật xấu của một số cán bộ chính quyền, ưa dùng hàng ngoại, coi thường hàng hóa quốc nội.

Tất cả những điều này làm cho người ta ngộ nhận về đất nước Mỹ, rằng ở xứ sở cờ hoa chỉ toàn điều tốt đẹp, không có sự phân biệt chủng tộc, tham ô tham nhũng như ở Việt Nam.

Nhắn nhủ với những kẻ còn lạc lối về giá trị Mỹ, rằng chủ thuyết nào cũng chứa đựng tích cực và những mâu thuẫn trong bản thân nó.

Điều quan trọng là vận hành chủ thuyết đó có phù hợp với văn hóa, xã hội ở các quốc gia, đặc biệt là một nước phương Đông như Việt Nam là điều cần đáng xem xét.

(Hình ảnh người Mỹ lật đổ bức tượng của Thomas Jefferson – cha đẻ của Tuyên Ngôn Độc Lập Mỹ)

Trong hình ảnh có thể có: giày

Tác giả: Xuân Hòa

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *