Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
29234

Khôi hài cho kẻ đòi bỏ ngày lễ Quốc khánh

 

Dịp lễ Quốc khánh vốn là lễ trọng, đáng tự hào của mỗi đất nước, Việt Nam đương nhiên xem dịp lễ này là ngày nghỉ của cả nước. Trái ngược niềm tự hào về lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc và cũng là dịp tưởng nhớ công lao của thế hệ hy sinh cuộc đời cho toàn vẹn dân tộc, đất nước, những ngày qua liên tiếp các kênh/trang truyền thông nước ngoài như VOA, RFA, báo của đám cờ vàng hải ngoại tung ra luận điệu xuyên tạc, hạ thấp ý nghĩa lịch sử của sự kiện này.

Chẳng hạn, trên trang Baotiengdan.com, ngày 30/8/2022 Trương Nhân Tuấn đã có bài viết: “Ngày “Độc lập 2 tháng 9” nên dẹp bỏ” với một giọng điệu đểu cáng, xằng bậy, bôi đen vào lịch sử dân tộc, cho rằng, không nên có ngày 2/9 bởi: “Vì nó vừa không đúng với thực tế lịch sử, vừa dư thừa, lại vừa gây chia rẽ dân tộc. Một quốc gia, một dân tộc chỉ cần một bản tuyên ngôn “độc lập” là đủ. Hơn ngàn năm trước người Việt Nam đã có bài “Nam quốc sơn hà”…đúng là bài thơ “Nam Quốc sơn hà” rất hay, là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam, là bản hùng ca cổ động tinh thần dân tộc, bởi vào năm 1077 quân Tống kéo đến bên kia bờ sông Như Nguyệt, Lý Thường Kiệt kéo quân qua sông đánh rồi rút về. Tình thế căng thẳng, để khích lệ quân sĩ và làm cho giặc càng nao núng. Lúc đó, Lý Thường Kiệt đã cho người vào đền thờ ở ven sông, ngâm to bài thơ. Còn về ngày 2/9/1945, ngày đó tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản ”Tuyên ngôn Độc lập” lịch sử do chính Người chuẩn bị, trịnh trọng tuyên bố trước toàn thế giới về sự ra đời của một nhà nước mới: Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Mỗi khi đến ngày lễ Quốc khánh 2/9 trong trái tim mỗi người Việt Nam lại bùng lên những cảm xúc thiêng liêng, xúc động, niềm tin kiêu hãnh và lòng tự hào dân tộc. Đây cũng là dịp để bất cứ người dân Việt Nam, kể cả kiều bào ta ở nước ngoài cùng hướng về Tổ quốc, cùng nhau tưởng nhớ những người anh hùng đã hy sinh bất khuất và biết ơn công lao của Bác Hồ vĩ đại – vị anh hùng dân tộc. Nhân dịp ngày lễ Quốc Khánh đang đến gần, chúng ta cùng nhau ôn lại những ý nghĩa lịch sử của ngày lễ trọng đại này.

Thời gian đã qua đi, nhiều chi tiết nội dung trong Tuyên ngôn đã được nghiên cứu, làm sáng tỏ trên nhiều lĩnh vực. Chúng ta càng thấy rõ những tư tưởng vĩ đại, tầm nhìn chiến lược của Người thể hiện trong Tuyên ngôn.

Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 là văn bản pháp lý đặt cơ sở cho việc khẳng định thiết lập nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, với mục tiêu Độc lập – Tự do – Hạnh phúc, khơi nguồn sáng tạo và soi sáng con đường cách mạng Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Hơn thế nữa, Tuyên ngôn độc lập còn đóng góp cho sự nghiệp giải phóng nhân loại, là sự mở đầu kỷ nguyên độc lập, tự do của các dân tộc thuộc địa, bị áp bức trên toàn thế giới. Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử, một văn bản pháp lý quan trọng bậc nhất của nước ta. Với hệ thống lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, giọng văn hùng hồn, một cơ sở pháp lý vững chắc khẳng định mạnh mẽ chủ quyền quốc gia của dân tộc Việt Nam trước toàn thế giới, mở ra thời kỳ mới của dân tộc ta trên con đường phát triển. Để tận dụng, phát huy tốt nhất thời cơ, thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức, chúng ta cần đoàn kết một lòng với quyết tâm cao, phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao đời sống của nhân dân. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập ,chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *