Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
31876

Đòi tự do tôn giáo nhưng lại thần tượng Ngô Đình Diệm?!?

 

Lâu nay, các nhà dân chửi vẫn thường lợi dụng tôn giáo để vận động chính trị. Chẳng hạn, ngày 24/06/2022, fanpage của đảng Việt Tân đã đăng một clip ghi lại bài giảng của linh mục Giuse Nguyễn Thể Hiện, thuộc Tỉnh dòng Chúa Cứu thế Việt Nam, mang tựa đề “Các Kito hữu cần phải biết phẫn nộ trước các bất công xã hội”. Các nhà dân chửi đánh đồng chống bất công xã hội với chống chế độ, và mượn bài giảng này, họ tuyên truyền rằng giáo dân cần tham gia các hoạt động lật đổ nhà nước Việt Nam.

Nhưng thật nực cười, dù truyền tay nhau clip vừa nêu, họ lại tôn sùng chế độ Ngô Đình Diệm, một ách bất công xã hội luôn thiên vị người Công giáo.

Vốn là người Công giáo, vào thời trẻ, Ngô Đình Diệm đã thăng tiến rất nhanh trong chốn quan trường nhờ tôn giáo của mình. Ông đã được nâng đỡ bởi Thượng thư Bộ Lại Nguyễn Hữu Bài (tức bố vợ của Ngô Đình Khôi), do có quan hệ gia đình và chung tôn giáo. Đây là cơ may cho ông Diệm, vì Nguyễn Hữu Bài được người Pháp đánh giá cao, một phần cũng do tôn giáo của ông.

Đến thời sang Mỹ để tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền Eisenhower, Diệm lại được nâng đỡ bởi Hồng y Spellman. Qua trung gian của Hồng y Spellman, ông Diệm đã gặp gỡ và tranh thủ được tình cảm của dân biểu Walter H. Judd, Thượng nghị sĩ Mike Mansfield, nhất là Thượng nghị sĩ John F. Kennedy (Kennedy sau này trở thành Tổng thống Mỹ). Nhờ đó, Diệm tìm kiếm sự hỗ trợ của người Mỹ cho những kế hoạch chính trị của ông. Cũng nhờ sự giới thiệu của Spellman và một vài nhân vật cấp cao của CIA, Ngô Đình Diệm được vào ở ẩn ở các chủng viện lớn như Maryknoll, Lakewood rồi vào trường đại học Michigan tham gia một số khóa học.

Nhà sử học John Cooney đã viết: “Tuy rằng không có mấy người biết điều này, Hồng y Spellman đã đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tạo nên sự nghiệp chính trị của một người đã ở trong một Trường Dòng ở New York trước đây, vừa trở thành Thủ tướng của miền Nam Việt Nam: Ngô Đình Diệm. Ở Diệm, Spellman nhìn thấy những đặc điểm mà ông ta muốn có trong mọi chính khách: Công giáo nồng nhiệt và chống Cộng điên cuồng.”

Sau khi được Pháp và Mỹ thiên vị vì khuynh hướng tôn giáo của mình, Ngô Đình Diệm đã tạo ra một chế độ rất thiên vị người Công giáo. Chẳng hạn, khi Diệm thi hành đường lối “cải cách điền địa”, ông ta miễn thuế và hạn mức cho các giáo xứ Công giáo, tạo ra một bất công rất lớn trong xã hội. Đến cuối thời Ngô Đình Diệm, giới chủ đất chỉ chiếm 10% dân số đã nắm giữ 55% đất canh tác của cả miền Nam. Kết quả là tại nông thôn, 75% người dân ủng hộ quân Giải phóng, 20% trung lập trong khi chỉ có 5% ủng hộ chế độ Ngô Đình Diệm.

Ngoài ra, theo tác giả Nguyễn Văn Trung, nền giáo dục dưới thời Ngô Đình Diệm bị xem là thiên vị Công giáo. Ngô Đình Diệm dành cho Giáo hội Công giáo quyền chi phối các trường của giáo hội về mặt tinh thần, cốt bảo đảm thực hiện được nội dung giáo dục “Duy linh” mà thực chất là nội dung thần học theo lối triết học kinh viện thời Trung cổ. Phần lớn các học bổng đi học nước ngoài đều rơi vào tay các linh mục hoặc sinh viên gia đình Công giáo.

Trong các ngày lễ của Thiên Chúa giáo, chính quyền Ngô Đình Diệm đã tạo nhiều điều kiện hết sức to lớn cho việc tổ chức hành lễ. Văn thư số 124 ngày 1/8/1963 của Ủy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo gửi ông Frederick E. Nolting (đại sứ Mỹ tại Sài Gòn) phản ánh: “Mỗi năm lễ Giáng sinh đều được cử hành với sự tham gia trực tiếp và hữu hiệu của Chính phủ, nào thông điệp của Tổng thống, công sở treo cờ trang hoàng, nào Công giáo độc chiếm Đài quốc gia để phát thanh trong mấy ngày liền trên hệ thống A chính thức, nào bắt toàn thể nhân viên của Phủ Tổng thống, các ông bộ trưởng, các công chức cao cấp, kể cả những người theo đạo Phật phải dự lễ nửa đêm… Quá quắt hơn hết là việc năm rồi, một hang đá (phỏng theo câu chuyện Jesus chào đời) được đặt ngay tại Tòa Đô chính, làm như toàn dân Châu thành Sài Gòn là người Thiên Chúa giáo.”

Chính sách thiên vị của Ngô Đình Diệm đã sinh ra nhiều xung đột giữa các tôn giáo. Sau khi chính quyền Diệm xây một nhà thờ Công giáo trên nền cũ của ngôi chùa ở núi Thiên Bút, tỉnh Quảng Ngãi, tín đồ Phật giáo Việt Nam đã phản đối quyết liệt. Ngày 27/07/1961, quân Việt Nam Cộng hòa bắn hàng loạt đạn cối vào chùa Cao Dân, xã Tân Lộc (Cà Mau) khi 200 người dân và sư sãi Khmer đang làm lễ nhập hạ, làm 20 người chết và bị thương.

Chừng nào giới dân chửi còn thần tượng chính quyền Ngô Đình Diệm, họ có rất ít tư cách để nhân danh tôn giáo mà nói về công bằng xã hội.

Không chỉ có vài dữ kiện đã kể trên, hãy đọc các cuốn sách do chính học giả Mỹ nghiên cứu kho tài liệu giải mật của Chính phủ Mỹ, cựu tướng lĩnh Mỹ tham chiến ở Việt Nam lý giải nguyên nhân thất bại của họ càng thấy rõ: họ lên án, vạch trần bản chất độc tài, tôn giáo hóa, phi dân chủ, tàn ác với đồng bào của gia đình họ Ngô với bằng chứng không thể chối bỏ. Việc giới dân chửi, Việt tân ngày ngày rêu rao đấu tranh dân chủ cho Việt Nam mà vẫn tôn thờ, ngưỡng mộ, ca tụng Ngô Đình Diệm và tướng lĩnh VNCH càng thấy bản chất phi dân chủ, phi dân tộc của họ tự phơi bày ra sao.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *