Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
41652

Bàn về “thực lực” của nhóm thù địch với Đảng, Nhà nước Việt Nam ở Đức

Chứng kiến hoạt động rầm rộ, bền bỉ của những kẻ khoác lác về tương lai phong trào dân chửi và chửi bới Đảng, Nhà nước hùng hổ ở Đức khiến nhiều người Việt trong nước băn khoăn: Những người có thái độ thù địch với Đảng và Nhà nước Việt Nam ở Đức có đông không? Nhân dịp 47 năm Ngày giải phóng miền Nam (30-04-1975/30-04-2022), ông Hồ Ngọc Thắng, một Việt kiều ở Đức đã chia sẻ đánh giá của về thực lực, thực chất hoạt động của nhóm thù địch này ở Đức. Bản thân ông Hồ Ngọc Thắng là chuyên viên cao cấp ở Cơ quan Liên bang phụ trách xét đơn xin tị nạn của người nước ngoài ở Đức nên ông có nhiều điều kiện tiếp xúc với nhiều tài liệu nội bộ và sách báo do thư viện của cơ quan chức năng Đức thu thập một cách có hệ thống, trong đó có nhiều tư liệu liên quan đến cộng đồng người Việt ở Đức. Do vậy, những đánh giá của ông được xem là có uy tín, xác thực hơn cả.
Ông Hồ Ngọc Thắng, Việt kiều Đức
Trước hết phải nói, lực lượng thù địch với Việt Nam ở Đức hiện nay không hùng hậu như một số người ngộ nhận, nhưng khó có thể đưa ra con số cụ thể. Nhìn chung, lực lượng có thái độ thù địch với Đảng và Nhà nước Việt Nam ở CHLB Đức hình thành trong giai đoạn cuối những năm 1970 đầu 1980, khi làn sóng người tị nạn Việt Nam tràn vào Tây Đức. Những người tị nạn lúc đó chủ yếu là những „thuyền nhân“, họ vượt biên sau khi chế độ bù nhìn Sài Gòn do ngoại bang tạo dựng và nuôi dưỡng, bị sụp đổ hoàn toàn vào ngày 30-04-1975. Cho đến khi Bức tường Berlin sụp đổ vào ngày 09-11-1989, tất cả người Việt Nam đến CHLB Đức xin tị nạn đều được chấp nhận. Họ chỉ phải trình diện mà không phải làm thủ tục phỏng vấn phiền phức, đôi khi kéo dài nhiều năm. Từ 1990, chính phủ Việt Nam cũng tương đối thoáng trong việc cho phép người dân ra nước ngoài với mục đích du lịch, đoàn tụ gia đình, thăm thân hay định cư ở nước ngoài, miễn là việc ra đi có trật tự và tôn trọng pháp luật của Việt Nam và nước sở tại. Khi mà phương Tây bao vây cấm vận Việt Nam, họ lợi dụng „vấn đề người tị nạn“ để chống phá qua quốc sách „cho Việt Nam chảy máu“ nhân lực. Nhưng đó là con dao hai lưỡi, cuối cùng, phương Tây cũng không đủ sức để nhận tất cả người Việt Nam muốn „cư trú chính trị“ ở Tây Âu.
Sau ngày 30-04-1975 và cho đến đầu năm 1990, lực lượng chống cộng người Việt ở Đức rất hung hăng trong việc chống phá cố quốc và đàn áp những người dám công khai ủng hộ Việt Nam. Trong sự tranh giành ảnh hưởng giữa các nhóm chống cộng cũng xảy ra những xung đột ghê gớm, thí dụ ở thành phố Hamburg. Nhưng với thời gian, lực lượng chống cộng người Việt ngày càng nhỏ dần và yếu ớt. Lý do chính là thực tế rất dễ hiểu, ngày càng nhiều cựu nhân viên chính quyền và quân đội Sài Gòn trở nên già nua và qua đời. Lý do thứ hai cũng rất quan trọng là sự thay đổi to lớn của Việt Nam sau khi có „chính sách đổi mới“ bắt đầu triển khai từ 1986. Ngày càng nhiều Việt kiều về thăm quê hương và trước sự thay da đổi thịt của Đất nước họ có cái nhìn khác xưa và có quan điểm tích cực hơn về quê cha đất tổ.
Ảnh: cổng Brandenburger Tor ở Berlin – nơi đây bọn phản động lưu vong người Việt thường tổ chức biểu tình „ngày quốc hận“
Đặc biệt là Nghị Quyết số 36 của Bộ Chính trị về Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài đã có ảnh hưởng vô cùng to lớn với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và qua đó cũng làm suy yếu đáng kể trào lưu chống phá của những tên phản động sống lưu vong. Tuy thế, trào lưu đó vẫn còn tồn tại được cho đến ngày hôm nay là nhờ sự bổ sung các thành phần mới. Nhóm đầu tiên của thành phần này là những người đã từng lao động xuất khẩu ở Đông Đức. Từ những công nhân dây chuyền trong các xí nghiệp, sau khi thất nghiệp, họ trở thành những „doanh nhân“ tự do sau khi nước Đức thống nhất. Khi „có đồng ra đồng vào“, một số người bị choáng váng bởi sự hào nhoáng bề ngoài của chủ nghĩa tư bản nên có cái nhìn vênh váo về mảnh đất đã nuôi dưỡng họ và đã từng tạo điều kiện để họ đi làm ăn ở nước ngoài. Một số người là con em hoặc có quan hệ họ hàng với những thành phần ở trong nước có thái độ bất mãn với chế độ vì những lý do khác nhau.
Một trong những trường hợp rõ nét là trường hợp của một người từng là công nhân của xí nghiệp lò mổ Leipzig, sau này mở quán cơm, một thời gian dài anh ta đưa lên mạng những bài viết có thái độ thù địch với Việt Nam. Tuy thế, Nhà nước vẫn rộng lượng và cho về thăm gia đình, nhưng khi về Việt Nam anh ta lại móc nối với những tên phản động ở trong nước. Trong một chuyến bay nội địa Nội Bài – Tân Sơn Nhất, an ninh Việt Nam đã buộc anh ta rời Việt Nam ngay lập tức. Một vài người từng là CCB tham gia kháng chiến chống ngoại xâm nay đã tự diễn biến và có quan điểm sai trái, đi ngược lại lợi ích của Nhân dân, Đất nước. Một số trí thức tự xưng là nhà „dân chủ“ ở trong nước cũng đã tìm cách móc nối với các thế lực thù địch với Việt Nam ở Đức. Thí dụ, mấy năm trước, một vị tiến sĩ từ Hà Nội bay sang Stuttgart, ở đó, dưới lá cờ ba que đã phun ra những luận điệu bẩn thỉu. Cũng phải kể đến một vài người trong những năm gần đây từ Việt Nam sang Đức bằng những con đường khác nhau để „cư trú chính trị“, nhưng nói đúng hơn là sang đây ăn bám xã hội Đức và rồi thường xuyên công khai sủa về cố quốc, mảnh đất mà họ sẽ không bao giờ có cơ hội trở lại.
Một động lực to lớn cho trào lưu chống cộng ở Đức là sự hà hơi tiếp sức, trước hết là về tài chính, của tổ chức khủng bố Việt Tân. Với đồng đô la và việc tư vấn với tư cách là „thầy dùi“, họ đã xây dựng những nhân vật điển hình của phong trào. Một nhân vật điển hình đó là ông „nhà báo Đức“ tự xưng, suốt ngày đưa tin sai sự thực và những lời bình luận mang nặng tính hồ đồ. Tiểu sử của hắn đã cho chúng ta thấy rõ bản chất của một con người đê tiện, tráo trở, không biết xấu hổ. Những năm đầu 1990, hắn sang Đức, lúc đầu sinh sống bằng cách „buôn thúng bán mẹt“, suốt ngày đứng ở chợ trời, sau đó mở một cửa hàng nho nhỏ. Vỗ ngực ta đây là „nhà báo Đức“, nhưng chưa bao giờ có một bài báo đăng trên một tờ báo của Đức. Điều đó cũng dễ hiểu, một người „nói bồi“ tiếng Đức, không học qua một trường lớp nào ở Đức thì làm sao có thể tham gia hoạt động „báo chí Đức“, công việc của hắn cũng chỉ giới hạn trong việc điều hành cái trang blog rẻ tiền do hắn tự lập ra.
Nói chung, trào lưu chống cộng không có mấy ảnh hưởng đến cộng đồng người Việt ở Đức. Hoạt động của bọn chúng chủ yếu là đưa những bài viết với nội dung xuyên tạc lên mạng và hàng năm vào ngày 30 tháng tư, tổ chức biểu tình vì „quốc hận“. Tiếng nói lạc lõng của họ chẳng mấy ai để ý. Những hoạt động trong khuôn khổ của „ngày quốc hận“ cho thấy sự hoang tưởng của họ cũng như sự mù quáng trước thực tế là cái gọi VNCH trở thành cái thây ma từ 47 năm nay rồi. Ý tưởng „phục quốc“ chỉ là cái trò mèo nhằm lừa bịp những người nhẹ dạ.
Năm ngoái, trên mạng xuất hiện một danh sách ghi tên những cá nhân có thái độ thù địch với Đảng và Nhà nước Việt Nam, trong đó có nhiều người hiện đang sinh sống ở CHLB Đức. Chi tiết này cho thấy, an ninh Việt Nam nắm rất rõ hoạt động của các cá nhân và tổ chức phản động ở nước ngoài.
Những chia sẻ của ông Hồ Ngọc Thắng được dư luận mạng Việt Nam đa số đồng tình, Họ cho rằng, những năm CNXH Đông Âu xụp đổ, người Việt tràn qua Đức không phải lý do chính trị, đơn giản Đông Đức sáp nhập với Tây Đức và nơi đó theo họ là nơi giàu có, đó chính là lý do thúc đẩy họ ra đi từ các nước khác tới khu vực này. một số làm chính trị cũng chỉ vì “mắc bả cơ hội” rằng cộng sản Việt Nam sẽ sụp, nhưng khi chế độ Việt Nam đứng vững thì họ cũng “chuyển nghề”, nên số chống đối ngày càng ít đi và rơi vào số chủ yếu cũng vì quen mưu sinh theo cách này nên khó bỏ …Mặt khác, thế và lực của Việt Nam bây giờ vững hơn trước nhiều, nên chính phủ và dân Đức cũng không thiện cảm với nhóm cờ vàng. Họ bị lạc lõng, khó lôi kéo được người khác. Nhiều ý kiến cho rằng, khi Việt Nam có quan hệ đối tác mật thiết với nhà nước Đức rồi cũng cần phải có yêu cầu phía Đức xử lý đúng pháp luật những kẻ chống phá Việt nam một cách giả dối, trắng trợn như Lê Trung Khoa, Nguyễn Văn Đài, Bùi Thanh Hiếu… Bởi chính việc tung tin giả, bịa đặt, kích động chống phá Nhà nước khác của số này đang vi phạm pháp luật của Đức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *