Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
32561

Bàn về những luận điệu xuyên tạc “chiến thắng Điện Biên phủ trên không”

Cứ trước mỗi sự kiện lịch sử, y như rằng, truyền thông phương Tây, zân chủ mạng lại dấy lên các luận điệu xuyên tạc, bóp méo nó nhằm đánh tráo bản chất, hạ thấp vai trò của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong dịp kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Điện Biên phủ trên không này cũng vậy.

Trên một số trang báo phương Tây khi nhắc lại, nói về cuộc tấn công của không quân Mỹ bằng B52 vào Hà Nội tháng 12/1972, đã đưa thông tin kiểu “diễn đàn” rằng cả hai bên đều tuyên bố chiến thắng – Washington thì tuyên bố họ đã đưa Việt Nam trở lại bàn đàm phán hòa bình – Hà Nội coi đó là cuộc chiến anh hùng và họ đã đánh bại đối phương hùng mạnh nhất thế giới. Chẳng hạn trong một bài viết đăng trên BBC News Tiếng Việt cho rằng, trong cuộc chiến tranh 12 ngày đêm ấy, các phi công Mỹ bị bắt, cầm tù, tra tấn và thường xuyên bị bêu riếu trên truyền hình, tạo sức ép cho chính quyền Mỹ phải ngồi vào bàn đám phán Paris mới được đưa tù binh Mỹ về nước. Họ biến mọi con số thống kê thành ảo khi nghi ngờ rằng, Việt Nam cố tình thống kê quá mức con số bắn hạ máy bay B52 để khuếch trương thanh thế!

Phản bác các thông tin này, có khá nhiều bài báo, như:

Tuy nhiên trong bài viết này, tôi xin đề cập bài viết của blogger Trần Công Nghệ đưa ra những lập luận phản ánh sự thật lịch sử về sự kiện  này qua các góc chiếu sau:

Năm 1972, khi Hội nghị Paris gặp bế tắc, nhằm mục đích buộc Việt Nam phải chấp thuận những điều kiện có lợi cho phía Mỹ trong các điều khoản của Hiệp định Paris sắp được ký kết, Tổng thống Nixon đã quyết định thực hiện chiến dịch Linebacker II, sử dụng con bài cuối cùng là đưa B-52, được coi là “siêu pháo đài bay” nhằm tấn công Hà Nội, Hải Phòng và các mục tiêu quan trọng khác trên miền bắc Việt Nam. Với B52 là máy bay ném bom có tính hủy diệt, được trang bị hệ thống tác chiến điện tử tiên tiến có thể làm mù hệ thống rađa cảnh giới, rađa dẫn đường và điều khiển hỏa lực của đối phương, đế quốc Mỹ tin rằng B-52 không thể bị bắn hạ. Với B-52 chúng có thể đề bẹp được ý chí con người Việt Nam và làm cho miền Bắc Việt Nam trở thành vùng đất hoang. Thực tế là, kết quả trận chiến không chỉ khiến cho Mỹ không thể thực hiện được mục đích mà còn khiến cho họ khiếp sợ và tìm giải pháp rút lui khỏi cuộc chiến tranh nhiều năm ở Việt Nam trong danh dự.

Thực hiện Linebacker II, Mỹ đã huy động 197 chiếc B52 chiếm ½ tổng số B52 Mỹ có, 1077 chiếc máy bay chiến thuật chiếm 1/3 tổng số của toàn nước Mỹ, tiến hành khoảng 730 phi vụ và thả hơn 20.000 tấn bom trong khoảng thời gian 12 ngày cuối tháng 12/1972, nhằm làm rung chuyển ý chí người Việt “đến tận xương tủy” (lời của cố vấn an ninh Kissinger). Còn TT Nixon nói với Kissinger vào ngày 17/12/1972 (trước cuộc tấn công) rằng “Họ sẽ rất kinh hoàng”!. Mục tiêu của Linebacker II là khiến Hà Nội và miền Bắc Việt Nam “trở về thời kỳ đồ đá”!

Bài trên CNN vừa qua viết về chiến dịch B52 đánh phá Hà Nội phản ánh “Khi 6 chiếc B52 bị bắn rụng trong 1 đêm” – mô tả đêm thứ 3 (20/12/2022), theo lời kể của các phi công Mỹ nhớ lại nỗi kinh hoàng của “Vụ đánh bom giáng sinh” 1972, cảm giác “như bay trong trận mưa tên lửa”. Một phi công khác mô tả “Gần như có cảm giác như bạn có thể đi ngang qua đầu của những tên lửa trên bầu trời, có rất nhiều tên lửa đã bắn vào bạn”, nó sáng đến mức bạn “có thể đọc một tờ báo trong buồng lái”. Các phi vụ ném bom của Mỹ tiến hành vào ban đêm và trở lại hạ cánh về căn cứ trong bóng tối, phi công may mắn trở về sẽ không nhận ra cho đến khi ăn sáng vào ngày hôm sau, ai trong số các đồng nghiệp của họ đã không trở về – khi thấy đồ đạc cá nhân của phi công nào đó đã không thoát được đêm hôm qua được chuyển về cho gia đình họ. Nhà sử học Asselin viết trong cuốn “Chiến tranh Mỹ của Việt Nam: Lịch sử” rằng, “Điều đang chờ đợi những chiếc máy bay ném bom đáng gờm nhất thế giới là hệ thống phòng không cũng đáng gớm nhất thế giới”.

Bài trên CNN viết: “Trong đêm đầu tiên của Linebacker II, Bắc Việt đã bắn 200 quả tên lửa trong số đó vào các máy bay ném bom Mỹ đang tấn công và ít nhất năm trong số các tên lửa đó đã tìm thấy mục tiêu của chúng, ba chiếc B52 bị bắn rơi, 2 chiếc khác bị hư hại”. Sau ngày đầu tiên thảm khốc của những chiếc B52, các phi công trở về căn cứ và hiểu rằng sẽ có thêm thương vong. Sau đêm đầu tiên 18/12/1972 đó, đã làm hoang mang tinh thần của phi đội B52; đồng thời khẳng định niềm tin của quân và dân Hà Nội có thể tiêu diệt và đánh thắng B52. Sau 12 ngày đêm, đã có 81 máy bay Mỹ các loại, trong đó có 34 chiếc B52 bị bắn rơi (16 chiếc B52 bị bắn rơi tại chỗ). Trong lịch sử chiến tranh, chưa bao giờ lực lượng không quân chiến lược của Mỹ lại bị lực lượng phòng không của một nước bắn rơi nhiều như thế.

Dù có những nhận định thiên lệch, nhưng chính nhà sử học Asselin không thể không thừa nhận rằng, tại Hà Nội, “sự kiện cuối tháng 12/1972 là một câu chuyện không phải về sự mất mát tàn phá lớn, mà là về sự kháng cự anh dũng của người miền Bắc”; “Trên thực tế, thiệt hại đối với các lực lượng Mỹ đã buộc Nixon phải cầu xin Hà Nội nối lại các cuộc đàm phán hòa bình, và đơn phương chấm dứt vô điều kiện vụ ném bom”. Đó là một trong những cuộc ném bom dữ dội nhất trong lịch sử chiến tranh. Một chiến dịch gây sốc và kinh ngạc (shock-and-awe) với sức mạnh không quân áp đảo ném bom để bắt một đối thủ đầy quyết tâm chiến đấu dù đã trải qua nhiều năm tháng chiến tranh vẫn kiên cường chịu đựng và đáp trả cỗ máy chiến tranh ghê gớm nhất thế giới có thể ném vào.

Một sỹ quan Nga khi viết về cuộc chiến B52 đã khâm phục quân đội Việt Nam nhưng không ngạc nhiên. Ông từng đi khắp xóm làng thời chiến, giữa bom đạn, dưới ánh đèn dầu leo lét mà thấy học sinh vẫn học về điện, toán, lý, hóa. Người dân vẫn đến lớp học nâng cao sau ngày sản xuất, chiến đấu. Ông cho đó là nền tảng cho lớp người giỏi, nắm bắt nhanh nhạy các loại khí tài hiện đại giúp tên lửa Việt Nam vít cổ B52 và chỉ có người Việt mới làm nổi.

Thắng lợi của chiến dịch phòng không Hà Nội tháng 12/1972, làm thất bại chiến dịch Linebacker II của Mỹ là chiến thắng kỳ tích của quân và dân ta, mà nòng cốt là của lực lượng Phòng không-Không quân. Ý nghĩa của chiến thắng này thật sự mang tầm vóc chiến lược, buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Paris (ngày 27/1/1973), cam kết chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam…

50 năm đã trôi qua, không gì có thể phủ nhận hay làm mờ sự thật chiến thắng oai hùng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không”, mà bí mật là ở chính nghĩa, ở con người với chiều sâu văn hóa, tầm cao trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam…/.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *