Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
33963

Ai mới là kẻ hung hãn chê phim Nhà nước được dư luận ủng hộ?

 

Những ngày qua, truyền thông tự xưng dân chủ tích cực công kích bộ phim “Đào, Phở và piano” với đủ loại luận điệu như không bằng phim tư nhân, bịa hoàn toàn, sao không làm phim về Gạc Ma,… Thậm chí, ngày 3/3, Việt Tân tung ra bài viết “BỊ ĐẤU TỐ VÌ CHÊ PHIM NHÀ NƯỚC ‘ĐÀO, PHỞ VÀ PIANO” với những dòng vu cáo và kích động: “Vậy là chính quyền Việt Nam thành công trong việc dùng truyền thông để kích động những cuộc tấn công trên mạng đối với những người có ý kiến trái chiều về bộ phim của nhà nước”. Giải thích luận điệu này, Việt tân  quy kết: “Bởi khi các hãng phim tư nhân đã thành công và có doanh thu hàng trăm tỷ, bộ phim của nhà nước vẫn lẹt đẹt không tên tuổi”. Việt tân còn trắng trợn vu khống: “một lượng lớn DLV (dư luận viên) được tung ra, hung hãn tấn công những người khen phim tư nhân và chê phim nhà nước”,…

Thực tế, chính Việt Tân mới là kẻ hung hãn. Hung hãn tấn công và vu cáo nhà nước. Hung hãn tấn công những người động viên, cổ vũ dòng phim lịch sử, phim nhà nước đặt hàng…Có điều, sự hung hãn vì động cơ xấu đã khiến Việt tân tối mắt, hớ hênh, lố bịch tới mức ai cũng có thể vạch trần.

Thứ nhất, đặt hàng điện ảnh được nhiều quốc gia thực hiện, thông qua các hình thức khác nhau. Pháp có một hệ thống hỗ trợ điện ảnh rất phát triển, bao gồm quỹ phim quốc gia (CNC – Centre National du Cinéma et de l’image animée) và các chương trình khuyến khích sản xuất phim như Tax Rebate for International Production (TRIP), Tax Rebate for National Production (TRNP) và Tax Rebate for Post-Production (TRPP). Mỹ có nhiều chính sách hỗ trợ điện ảnh khác nhau ở cấp độ bang và liên bang, bao gồm các chương trình hỗ trợ thuế, quỹ hỗ trợ và các khoản tài trợ từ các tổ chức phi lợi nhuận, trong đó có Sundance Institute và Independent Filmmaker Project (IFP). Anh có một số chính sách hỗ trợ điện ảnh như British Film Institute (BFI) Film Fund và National Lottery, cung cấp tài trợ cho các dự án phim độc lập và thương mại; ngoài ra, nước này còn có các chương trình hỗ trợ thuế như Film Tax Relief (FTR) giúp giảm chi phí sản xuất và thu hút đầu tư vào ngành điện ảnh…

Các chính sách hỗ trợ nêu trên chính là hình thức nhà nước đặt hàng phim. Chúng thường được thiết kế để thúc đẩy sự sáng tạo và đa dạng trong sản xuất phim, tạo ra cơ hội cho các nhà làm phim và nghệ sĩ mới nổi; thậm chí còn có thể được sử dụng để thúc đẩy các giá trị chính trị, văn hóa, xã hội hoặc kinh tế cụ thể mà nhà nước muốn.

Như vậy, chủ trương đặt hàng điện ảnh của chính phủ Việt Nam chẳng có gì lạ so với thế giới. Thậm chí, Việt Nam còn là nước đi sau, nên không thể vin vào đó để hô hoán tẩy chay.

Thứ hai, Khoản 4, Điều 4, Luật Điện ảnh Việt Nam (số 05/2022/QH15, Quốc hội ban hành ngày 15 tháng 6 năm 2022), quy định: “Bảo đảm sự bình đẳng, cạnh tranh công bằng của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện ảnh và phát triển công nghiệp điện ảnh”. Luật hóa tới mức đó, sao thể có chuyện kỳ thị phân biệt đối xử giữa điện ảnh do nhà nước đặt hàng và điện ảnh tư nhân bỏ vốn sản xuất ở Việt Nam?

Mọi tác phẩm điện ảnh, dù nhà nước đặt hàng, hay tư nhân đầu tư sản xuất, đều được ghi nhận, ủng hộ, cổ vũ, nếu có chất lượng. Hay nói cách khác, thành công của một bộ phim, bất luận tư nhân hay nhà nước đầu tư, đều được coi là thành công của điện ảnh Việt Nam. Một người trong giới điện ảnh – đạo diễn Vinh Sơn – đã nói rằng: “Tôi không bao giờ quan tâm phim của nhà nước hay tư nhân sản xuất. Khái niệm này sẽ lỗi thời. Tôi sẽ gọi chung là phim Việt Nam”.

Chứng minh cho điều này, có thể thấy, nhiều bộ phim tư nhân sản xuất có chất lượng đã được dư luận ghi nhận, cổ vũ. Như phim “Mai”, sau 20 ngày ra rạp đầu năm 2024 này, đã đạt doanh số 500 tỷ đồng, tạo thành một hiện tượng điện ảnh. “Mai” do Trấn Thành bỏ vốn sản xuất, nhà nước không ‘dính” một xu, vậy thì đây là loại phim tư nhân hay nhà nước?

Sự ủng hộ của dư luận nói chung và của báo chí “quốc doanh” đối với “Mai” nói lên điều gì, nếu không phải là một thái độ khách quan và công bằng (chứ hoàn toàn không kỳ thị) đối với một tác phẩm điện ảnh chất lượng?

Trước đó, năm 2023, dư luận, và báo chí “lề phải” Việt Nam đã lấy làm hoan hỷ  khi “Tro tàn rực rỡ” của nhà sản xuất Trần Thị Bích Ngọc (phim tư nhân) giành giải Montgolfière d’or (Golden Balloon – Khinh khí cầu vàng) tại Liên hoan phim 3 châu lục, tổ chức tại thành phố Nantes (Pháp). Sau đó, phim này được trao giải Bông Sen vàng trong Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 22, tổ chức tại Đà Lạt tháng 11/2023….

Trong khi đó, nhiều người trong giới điện ảnh và các cơ quan báo chí “quốc doanh” từng soi mói đến phát kinh, nhặt ra đủ thứ “sạn” cũng như sự vụng về của một số các phim đặt hàng, từ đó xót xa cho việc tiêu đống tiền mà hiệu quả thu được chẳng là bao, như phim “Ký ức Điện Biên” (sản xuất năm 2004, vào dịp kỷ niệm 50 chiến thắng Điện Biện Phủ) chẳng hạn.

Thứ ba, một bộ phim nhận những lời khen/chê là bình thường, ngay cả khi đó là những phim chất lượng. Thời của mạng xã hội, điều đó càng không thể tránh. Trừ những gì bị cấm theo quy định pháp luật (như không được xúc phạm danh dự, uy tín tổ chức, cá nhân…), còn thì mọi người đều có quyền bày tỏ ý kiến. Tự do ngôn luận là đây chứ đâu. Thế nên, phim “Đào, Phở và Piano” dẫu có được khen hay bị chê, chẳng có gì lạ. Ngược lại, nó thể hiện sự dân chủ. Điều đó cũng có nghĩa rằng không thể lấy việc khen hay chê một phim như “Đào, Phở và Piano”  để cho rằng nhà nước Việt Nam “tung ra lượng lớn DLV để hung hãn tấn công…” như Linh Linh hô hoán.  Hung hãn quy tội người khác mà không nêu bằng chứng, Linh Linh và  Việt Tân hèn hạ quá.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *