Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
25123

AFP : Việt Nam rất nghiêm túc trong việc xóa bỏ nạn mua bán người!

Đó là đánh giá trong bài báo của AFP viết về thực trạng nạn mua bán phụ nữ Việt Nam sang Trung Quốc đ sau khi có điều tra, khảo sát và tìm hiểu từ chính các nhà hoạt động chống nạn buôn người ở Việt Nam. Đây chỉ là một trong số nhiều bài báo từ nước ngoài viết về vấn nạn này, nó khác với những đánh giá thiếu khách quan từ Bộ Ngoại giao Mỹ “Chính phủ Việt Nam chưa đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn tối thiểu về xóa bỏ nạn mua bán người” trong Báo cáo TIP 2020 (báo cáo đánh giá về tình hình mua bán người trên thế giới  của Hoa Kỳ)

Cán bộ chiến sĩ Công an huyện Mường Nhé thăm gia đình chị Giàng A Xua nạn nhân mua bán người ở bản Co Lót

Bài báo đã phản ánh, Việt Nam cũng như những quốc gia láng giềng với Trung Quốc như Triều Tiên, Lào, Campuchia và Myanmar đang là nạn nhân của tình trạng buôn bán phụ nữ cho những người chồng Trung Quốc do ngày càng có nhiều đàn ông Trung Quốc không lấy được vợ là người Trung Quốc.

Theo các chuyên gia, do việc buôn người được thực hiện lén lút và thường xảy ra ở những vùng sâu vùng xa nghèo khó. Các nhà hoạt động cho biết sự tồn tại của đường dây buôn bán phụ nữ có tổ chức sang Trung Quốc làm cô dâu là có thật. Phil Robertson, phó giám đốc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền khu vực châu Á cho biết: “Các nhà chức trách Trung Quốc đều che giấu phần lớn sự thật về những đường dây buôn người này”. Các cô gái Việt Nam bị bán sang Trung Quốc làm cô dâu hoặc bị bán vào nhà chứa có thể có giá tới 5.000 USD/người.

Hầu hết những phụ nữ bị bán sang Trung Quốc là những người sống ở vùng núi cao, hẻo lánh và không được tiếp cận với nhiều nguồn thông tin. Các nhà hoạt động chống nạn buôn người ở Việt Nam cho biết công an và các nhà chức trách Việt Nam rất nghiêm túc trong việc đối phó với nạn buôn người. Nhà bảo hộ ở Lào Cai đã được lập ra từ năm 2010 và là nơi trú ngụ của rất nhiều phụ nữ bị bán sang Trung Quốc. Giám đốc nhà bảo hộ, ông Nguyễn Tường Long nhận định, sự nghèo đói là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc có nhiều phụ nữ bị lừa bán vì tin tưởng vào những lời hứa hẹn về công việc có thể kiếm ra tiền.

Bài báo nhấn mạnh, Chính phủ Việt Nam đã triển khai nhiều chương trình giáo dục cho người dân ở vùng nông thôn và vùng biên giới, cũng như giáo dục nhận thức cho các cô gái trẻ ở các vùng này về việc phải cảnh giác với người lạ mặt. Những năm gần đây, số lượng các vụ buôn bán phụ nữ Việt Nam sang Trung Quốc đang có xu hướng giảm. Tuy nhiên, những nhóm hoạt động chống buôn người ở Việt Nam cho biết rất khó để cảnh báo các cô gái về nguy cơ bị bán sang Trung Quốc khi người lừa họ là người thân trong gia đình hay bạn bè.

Theo thông tin từ Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, từ năm 2013-2019, Việt Nam có 3.476 người là nạn nhân của các vụ mua bán người, trong đó chủ yếu là phụ nữ và trẻ em (trên 90%), đa số là người dân tộc thiểu số.

Qua điều tra 1.232 vụ mua bán người, Bộ Công an đã xác định nạn nhân mua bán người thường tập trung ở những vùng nông thôn, nhất là vùng sâu vùng xa, có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, người dân chỉ làm ruộng hoặc không có việc làm, gặp những chuyện éo le về gia đình, tình cảm, trình độ học vấn thấp.

Nhằm hỗ trợ nạn nhân của nạn buôn bán người, trong thời gian qua Việt Nam đã có nhiều hoạt động trợ giúp nạn nhân của nạn mua bán người. Cả nước có 425 cơ sở trợ giúp xã hội, trong đó có 195 cơ sở công lập và 230 cơ sở ngoài công lập. Từ năm 2013 đến tháng 6/2019, ngành Lao động – Thương binh và Xã hội đã tiếp nhận, hỗ trợ 2.961 nạn nhân, trong đó có 2.891 phụ nữ và 528 người dưới 18 tuổi… Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức xã hội đối với nạn nhân của nạn mua bán người gồm: cung cấp các nhu cầu thiết yếu, trợ giúp về y tế, tâm lý, pháp lý, hỗ trợ học văn hóa, học nghề, vay vốn sản xuất…

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *