Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
52417

Chân dung một học giả Mỹ ủng hộ cờ vàng

Sử gia Mỹ Stephen Denney đã đồng hành cùng các nhóm chống Cộng cờ vàng như thế nào trong nhiều năm qua, và đang đóng vai trò gì trong việc định hình chính sách của Mỹ đối với vấn đề nhân quyền tại Việt Nam? Hãy cùng theo dõi câu chuyện của Denney để trả lời câu hỏi đó.

Stephen Denney là một học giả chuyên nghiên cứu về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam, tập trung vào mảng quyền tự do tôn giáo. Sau khi tốt nghiệp đại học chuyên ngành Lịch sử vào năm 1973 và tốt nghiệp cao học chuyên ngành Khoa học Xã hội vào năm 1981, ông làm việc tại Đại học California, Berkeley (UCB) từ năm 1983 đến năm 2015. Công việc chính của ông là quản lý các sách vở, tài liệu về Việt Nam được lưu trữ tại Trung tâm Đông Dương (Indochina Center) của UCB:

Ngoài ra, từ năm 1979 đến năm 1995, ông tự xuất bản hai tập san về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam, là Indochina Newsletter và Vietnam Human Rights Journal. Bài vở trong 2 tập san này được viết bởi ông và một số đồng nghiệp, sinh viên tại UCB.

Dấu ấn đầu tiên trong sự nghiệp nghiên cứu về Việt Nam của Denney là một bản phúc trình dài 26, trang được xuất bản vào năm 1983, mang tên “Những vi phạm nhân quyền ở nước CHXHCNVN trong thời gian từ 30/04/1975 đến 30/04/1983”. Đây là phúc trình của Aurora Foundation, do Denney viết chung với Ginetta Sagan, một nhà hoạt động có tiếng của tổ chức Ân xá Quốc tế:

Trong những năm sau đó, Denney tập trung nghiên cứu vấn đề quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam và quyền của người Việt Nam tị nạn:

Quá trình nghiên cứu này khiến Denney có quan hệ với nhiều tổ chức tôn giáo đối lập trong và ngoài Việt Nam, bao gồm cả Phật giáo lẫn Kito giáo. Chẳng hạn, website Mindfulnessbell.org, được lập nên bởi một nhóm học trò của Thích Nhất Hạnh, đã đăng nhiều bài viết từ thập niên 90 của Denney.

Từ thập niên 1980, công việc nghiên cứu đã khiến Denney có quan hệ với nhiều hội nhóm chống Cộng ở hải ngoại. Chẳng hạn, dưới đây là ảnh chụp Denney vào năm 1983, khi ông có một bài phát biểu ngắn trong cuộc mít-tinh của Mặt trận Hoàng Cơ Minh. Tại đây, Denney gặp và kết bạn với Bùi Văn Phú (nhà báo, hiện thỉnh thoảng viết cho BBC):

Năm 2019, Denney lập ra một group Facebook mang tên “Vietnam Human Rights: Nhân Quyền Việt Nam”. Hoạt động like, share trong group này cho thấy Denney quen biết đại diện của một số tổ chức chống Cộng như Việt Tân, BPSOS và Defend The Defenders. Cá nhân trong nước giữ liên lạc với Denney là Phạm Thanh Nghiên, vì Denney mua sách của Nghiên từ năm 2018, Denney thường xuyên share bài của Nghiên, và Nghiên cũng hay like các post của Denney.

Tuy nhiên, tất cả các post trong group vừa nêu đều do Denney đăng, các thành viên khác không đăng bài và cũng không bình luận. Dấu hiệu này cho thấy đây là một hoạt động cá nhân của Denney, chứ không có tính hội nhóm.

Ngoài ra, có vẻ Denney không rành tiếng Việt, và cũng không biết nhiều về môi trường thông tin hiện tại ở Việt Nam. Chẳng hạn, post này cho thấy Denney viết tiếng Anh thay vì tiếng Việt, và phải dùng phần mềm dịch tự động để đọc bài viết tiếng Việt. Nó cũng cho thấy ông nhầm một trang web ủng hộ nhà nước thành báo chí chính thống ở Việt Nam:

 

Đại sứ Mỹ tại Hà Nội cũng có mặt trong friendlist của Denney. Nhìn tình hình này, có thể tạm đoán rằng Denney có quan hệ với các cơ quan ngoại giao của Mỹ dưới tư cách một học giả. Bởi ông dành hầu hết sự nghiệp để làm việc tại Trung tâm Đông Dương của UCB, và trung tâm này vốn được thành lập bởi sử gia Douglas Pike – người từng làm nhân viên của cơ quan ngoại giao Mỹ tại Sài Gòn, Hong Kong, Tokyo, Đài Bắc, và từng có 15 năm làm phân tích viên của Bộ Ngoại giao Mỹ. Bản thân bộ sưu tập tài liệu của Trung tâm Đông Dương cũng xuất phát từ bộ sưu tập cá nhân của Pike khi còn làm việc tại Việt Nam trước năm 1975.

Lướt qua vài thông tin và hình ảnh về học giả Mỹ này mặc dù chưa đủ giúp chúng ta hiểu vì sao một học giả nghiên cứu về Phương Đông lại chọn “gắn bó” với các tổ chức chống Nhà nước Việt Nam và có quan điểm một chiều về vấn đề nhân quyền Việt Nam. Nhưng nó cho thấy rõ một sự thật rằng, nếu Denney thạo tiếng Việt hơn, để không hoàn toàn lệ thuộc vào thông tin từ các tài liệu thời Chiến Tranh Lạnh, từ các tổ chức chống Cộng cờ vàng ở Mỹ và một vài cá nhân chống Nhà nước Việt Nam, thì liệu ông có nhìn vấn đề tự do tôn giáo ở Việt Nam dưới cái nhìn đa chiều hơn không? Rất có thể. Bởi suy cho cùng, các nhóm tôn giáo chống Cộng ở Việt Nam cũng không sạch sẽ gì, nếu ta nhớ đến mớ drama kéo dài từ năm này qua năm khác trong Giáo hội Phật giáo Thống nhất, và những vụ bạo động do các nhóm Công giáo miền Trung gây ra ở miền Trung trong vụ Formosa hồi năm 2016 và 2017. Tuy nhiên, một sự thật khác là, có một số học giả, nhà báo Mỹ được CIA tuyển lựa cho mặt trận truyền thông của họ. Chính ông Nguyễn Thanh Tú, con trai nhà báo Đàm Phong ở Mỹ tiết lộ về bố của ông này trong hành trình điều tra tội ác của Việt tân và việc Việt Tân ám sát bố ông ta chỉ vì các quan điểm trái ngược với “Mặt trận Hoàng Cơ Minh”

Khánh Chi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *